Nângcao nănglực cánbộ cấp xã cần có hệ thống giảipháp đồng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 80)

với trách nhiệm của bản thân cán bộ

Hoạt động thực thi công cụ của cán bộ cấp xã quyết định hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị cơ sở bao gồm đảng bộ, chính quyền, mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể cũng như mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh phải gắn với trách nhiệm của các cơ quan quản lý cán bộ cũng như bản thân cán bộ.

Lý luận và thực tiễn luôn khẳng định chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở và năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Hệ thống chính trị cơ sở hoàn thiện sẽ tạo môi trường khách quan quy định chất lượng đội ngũ cán bộ. Nó đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cán bộ cấp xã trong hệ thống ấy. Nó quy định cơ cấu, số lượng cán bộ cần thiết để hệ thống đó hoạt động hiệu quả. Sự vận hành của hệ thống luôn gắn liền với cơ chế, nguyên tắc, điều lệ nhất định. Do vậy, một hệ thống chính trị đồng bộ, gọn nhẹ, hợp lý sẽ tạo ra cơ chế thích hợp, mở đường thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của người cán bộ, làm cho họ phát huy hết tài năng và sức sáng tạo của mình, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của họ. Hệ thống chính trị hoàn thiện còn có khả năng ngăn chặn và loại bỏ các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, sai lệch của cán bộ. Cán bộ phải có hành động theo chuẩn mực khách quan, một trình tự khoa học, đồng thời loại bỏ dần những người không đủ phẩm chất, trình độ và năng lực lãnh đạo ra khỏi hệ thống chính trị ở cơ sở. Ngược lại, hệ thống chính trị ở cơ sở lệch lạc không hợp lý, quy chế hoạt động thiếu đồng bộ, không phù hợp với sự vận động của thực tiễn thì cán bộ trong hệ thống đó không có cơ hội thể hiện năng lực của mình, thiếu cơ chế khách quan buộc họ phải vươn lên. Đó là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cán bộ. Vì vậy, nâng cao năng lực cán bộ nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng phải gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ.

Ngoài ra, năng lực của cán bộ cấp xã có được phát huy hay không hay phát huy theo xu hướng nào, phần lớn phụ thuộc vào bản thân người cán bộ. Người cán bộ cấp xã là người được nhân dân bầu ra, thay mặt nhân dân, đại diện nhân dân để thực thi các quyết sách phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Nếu

cán bộ cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt sẽ có điều kiện phát triển tài năng và đem tài năng đó cống hiến cho sự phát triển bền vững của cơ sở, phụng sự lợi ích của nhân dân. Bởi vì năng lực của cán bộ cấp xã suy cho cùng phải được đánh giá từ yêu cầu của nhiệm vụ, mục tiêu trong tình hình mới, giai đoạn mới; xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân, tất cả mọi hoạt động của cán bộ lãnh đạo, của cơ quan quyền lực các cấp hay của hệ thống chính trị nói chung không ngoài mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phụng sự lợi ích nhân dân.

Đội ngũ cán bộ cấp xã hàng ngày, hàng giờ phải chịu sự tác động của nhiều chiều, cả mặt tốt lẫn mặt xấu của cơ chế thị trường. Để giữ vai trò tiên phong, là bộ não của hệ thống chính trị cấp xã, đòi hỏi đội ngũ này không những phải có năng lực toàn diện, mà còn phải có đạo đức cách mạng, trách nhiệm với những gì mình nói, những gì mình làm. Vì vậy, cán bộ UBND cấp xã phải đồng thời rèn luyện cả đạo đức và tài năng để nâng cao năng lực của bản thân.

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)