Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 41)

Thứ nhất, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ UBND cấp xãcó ảnh hưởng

trực tiếp đến năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ này. Vì năng lực của cán bộ không phải là bất biến, từ thời điểm khácnhau sẽ có sự thay đổi khác nhau. Vì vậy đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhấtđể duy trì và nâng cao năng lực cũng như trình độ kiến thức trong điều kiện cán bộ UBND cấp xã bị thiếu hụt nhiều về kiến thức như hiện nay.

Mặc dù trình độ của cán bộ UBND cấp xã có ở mức thấp nhưng nếu đượcquan tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì họ sẽ có chuyên môn vững vàng,trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước đáp ứng tiêu chuẩn. Mặtkhác, đào tạo, bồi dưỡng cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ củacán bộ ở những lĩnh vực mà cán bộ còn yếu và thiếu, điều đó giúp cán bộ UBND cấp xã nâng cao,nhận thức rõ hơn về đạo đức công vụ, về những giá trị, chuẩn mực đạo đức mà họphải làm.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ UBND cấp xã cũng phải căn cứ vào từng vị trí công tác,căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển cán bộ UBND cấp xã và nhu cầuđược phục vụ của cán bộ đối với nhiệm vụ, công vụ được giao.Công tác đào tạo cán bộ UBND cấp xã là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách.Nếu không đào tạo thì không thể có cán bộ UBND cấp xã cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ củathời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước; không thể trẻ hóa được cán bộ UBND cấp xã.

Tuy nhiên, để cán bộ UBND cấp xã có thể tham gia các khoá đào tạo, bồidưỡng kiến thức thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng của nhà nước có vai trò tác độngrất quan trọng, những vấn đề về chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lại phụthuộc vào các vấn đề như: Hệ thống các cơ sở đào tạo, chương trình, giáo trình, độingũ giảng viên; Chế độ cho người đi học như tiền ăn ở, đi

lại, tiền học phí, thờigian; Cơ chế đảm bảo sau khi đào tạo, để tránh lãng phí trong đào tạo, đào tạo gắnvới quy hoạch và sử dụng cán bộ… ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo bồidưỡng cán bộ UBND cấp xã.

Thứ hai, cơ chế bầu cử cán bộ UBND cấp xã. Đây được coi là nhân tố

đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng, năng lực côngtác của cán bộ UBND cấp xã. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng việc lựa chọn cán bộvà bầu cửcán bộ UBND cấp xã đúng tiêu chuẩn, khách quan thì sẽ xây dựng được một đội ngũcán bộ có năng lực, có trình độ và ngược lại. Theo quy định của pháp luật, độingũ cán bộ cấp xã được hình thành theo cơ chế bầu cử theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểuHĐND. HĐND khoá mới sẽ tiến hành họp để bầu ra các thành viên của UBND,Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND.

Thứ ba, chế độ, chính sách đối với cán bộ UBND dân cấp xã.Chế độ,

chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xãhội. Chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người, có thế mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tàinăng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhưng cũng có thể kìmhãm hoạt động của cán bộ, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình tráchnhiệm của mỗi cán bộ. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớnđến năng lực cán bộ UBND cấp xã.

Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chếsử dụng và chính sách đối với cán bộ UBND cấp xã là khâu có tính đột phá. Vị thế của người cán bộ UBND cấp xãmột thời gian khá dài bị xem nhẹ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực của cán bộ UBND cấp xã. Hầu như nếu có cơ hội được đi học ở các trường chuyên nghiệp thìrất ít có người quay trở về công tác tại xã. Trong khi đó, các cán bộ cấp xã khi đượccử đi học nâng cao trình độ, thì xu hướng chung là tìm mọi cách để được chuyểncông tác lên cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khi thấy có côngchức cấp xã có năng lực, công tác tốt thì huyện cũng đưa lên công tác tạihuyện.

Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với cán bộ cấp xã được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực sau: (1) đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống cần thiết cho cán bộ vàgia đình họ; (2) đây là điều kiện để mỗi cán bộ cấp cơ sở có thể học tập để nâng caotrình độ; (3) nó là mục tiêu, động lực phấn đấu, cạnh tranh của nhiều người trongviệc nâng cao trình độ, năng lực.Thực tế cho thấy chỉ khi con người được đảm bảo các nhu cầu tối thiểu chocuộc sống hàng ngày thì con người mới nghĩ đến những nhu cầu cao hơn. Do đó, cán bộ UBND cấp xã được đảm bảo về kinh tế, đảm bảo về các phúc lợi xã hội họ đượchưởng thì họ mới an tâm nghĩ đến việc học tập để nâng cao trình độ. Ngoài ra, khicán bộ cấp cơ sở đã có các điều kiện thuận lợi hay đảm bảo, có động lực để phấnđấu thì cũng thúc đẩy được việc học tập nâng cao trình độ của họ.

Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát. Đây là hoạt động nhằm

nắm chắc thông tin, diễnbiến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ công chức cấp xã, giúp cho cấp ủy và thủ trưởng phát hiệnvấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho cán bộ UBND cấp xã luônhoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Qua đó để có thưởng phạt nghiêm minh,ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời nắmvững thực trạng của cán bộ UBND cấp xã và là cơ sở để làm tốt công tác cán bộ từ quyhoạch cho đến đào tạo và sử dụng bố trí cán bộ công chức.

Đánh giá khách quan có thể nói, đội ngũcán bộ cấp xã có bước đổi mới, tiếnbộ rõ nét. Phần lớn cán bộ đều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ,nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, vì thế tình hình cơ sởtương đối ổn định.Sau đó do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếuquan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ cấp xã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩmchất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm; quan liêu, tham nhũng, tiêu cực phát sinhlàm giảm sút năng lựccán bộ cấp xã.

Tăng cường công tác quản lý, kiếm tra, giám sát cán bộ cấp xã nói chung, cán bộ UBND cấp xã nói riêng mới nắm được thực trạng chất lượng, năng lực công tác và những biếnđộng của đội ngũ này để xây dựng chiến lược và qui hoạch cán bộ cấp xã; kịp thờikhen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin củanhân dân đối với địa phương.

Thứ năm, công tác đánh giá cán bộ UBND cấp xã. Đây là yếu tố rất

quan trọng và nhạy cảm, tác động rất lớn đến năng lực của cán bộ cấp xã. Nếu thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ cán bộ này. Đòi hỏi phải đánh giá khách quan, công tâm; nếu đánh giá cán bộ, theo kiểu cào bằng sẽ không khuyến khích được tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình, trách nhiệm, không phát huy hết chất xám, khả năng, sở trường, thế mạnh của họ. Bởi vậy, trong đánh giá cán bộ cần phải phân loại theo các mức độ từ giỏi đến trung bình và yếu kém để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp, giúp đỡ họ. Như vậy, phải có tiêu chí đánh giá cụ thể thì mới tránh được tình trạng đánh giá hời hợt, cảm tính hoặc chỉ có định tính mà không rõ định lượng, làm tốt vấn đề này sẽ kích thích lòng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến và tạo động lực tích cực để cán bộ nói chung và cán bộ UBND cấp xã nói riêng làm việc hết mình.

Thứ sáu, môi trường làm việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng có ảnh

hưởng lớn tới năng lực của cán bộ UBND cấp xã. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc mà ở đó cán bộ có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc, đề bạt lên các vị trí quan trọng hơn thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để đượccông nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu một môi trường công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh, nhân tài thực sự không được trọng dụng, thì sẽ không tạo được tâm lý muốn cống hiến của cán bộ, công chức nói chung cũng như cán bộ UBND cấp xã nói riêng.

1.5.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã tại một số địa phương và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)