Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 71 - 76)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tác giả nhận thấy năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh còn nhiều hạn chế, bất cập sau:

Một là, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay

cán bộ UBND cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Vấn đề thực tế đặt ra hiện nay tại các xã trên địa bàn huyện là do trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, nhiều nhiệm vụ, nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết đã đòi hỏi cán bộ UBND xã phải bám sát cơ sở, ít có thời gian để học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Hơn nữa trong điều kiện

hiện nay, huyện Đông Anh đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề du lịch. Một số nhiệm vụ mới đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt.

Về trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của cán bộ cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở đơn vị hành chính cơ sở, đặc biệt khi chúng ta triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới với rất nhiều nội dung, tiêu chí đòi hỏi phải có kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức quản lý hành chính, xây dựng, quản lý kinh tế…Huyện Đông Anh đã có những chính sách nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ UBND cấp xã, tuy nhiên một số cán bộ lại không có điều kiện về thời gian để đi học.

Đặc biệt về trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ UBND cấp xã hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu trong giải quyết công việc. Trong những năm qua, huyện Đông Anh đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên song do một số cán bộ có tuổi đời cao nên việc nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ đang là khó khăn đối với bản thân mỗi cán bộ.

Hai là, kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ UBND cấp xã chưa đáp

ứng được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Vẫn còn một số bộ phận cán bộ còn yếu kém về năng lực lãnh đạo, quản lý, hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, dẫn tới lúng túng, thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, làm hạn chế hiệu quả công tác.

Một số năng lực hoạt động thực tiễn chưa tốt, không đáp ứng kịp với nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Nhiều chủ trương chính sách của cấp ủy, chính quyền cấp trên triển khai còn chậm chạp, thiếu sự chủ động tích cực, thiếu tinh thần năng động, sáng tạo nên không mang lại hiệu quả thiết thực và chưa tạo ra được sụ bứt phá cần thiết trong thời kỳ đổi mới.

Một số cán bộ thiếu năng lực vận động, tập hợp và phát huy vai trò quần chúng nhân dân, chưa tạo ra sự đồng thuận cần thiết trong nội bộ lãnh

đạo địa phương và giữa cán bộ với nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ba là, những năm qua vẫn còn tồn tại hiện tượng bè phái, mất đoàn kết,

cơ hội, thực dụng, một số cán bộ vẫn còn thái độ quan liêu, chưa thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, một số cán bộ thoái hóa về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, thiếu ý thức trong rèn luyện. Không vững vàng về phẩm chất chính trị, nói không đi đôi với làm.

Bốn là, cán bộ UBND xã tại huyện Đông Anh đã luôn xây dựng, ban

hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và các chương trình, nghị quyết của thành phố. Tuy nhiên, đôi khi có việc còn chưa kịp thời, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị dẫn đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của một số xã trên địa bàn chưa cao. Nhiều việc còn chậm và trễ so với tiến độ và thời gian yêu cầu. Có những nội dung công việc chưa đầy đủ, hoặc thực hiện không hiệu quả. Vẫn còn một số cán bộ xã tinh thần trách nhiệm chưa cao, làm việc cầm chừng, làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác của xã.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan

trọng của công tác tổ chức, cán bộ nên thiếu kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời những thiếu sót, lệch lạc nhất là những biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cục bộ, bè phái, dòng họ…

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện ở một số địa phương chưa thường xuyên, chất lượng sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chưa cao, chất lượng đánh giá cán bộ còn hình thức chung chung, chưa mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch đối với cán bộ không đủ điều kiện, không đủ tiêu chuẩn. Do vậy, chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ hiệu quả chưa cao tại một số địa phương.

Thứ hai, một số cán bộ cơ sở không vượt qua được sức ỳ của bản thân,

không tôn trong quy luật khách quan) nên giáo điều, rập khuôn khi áp dụng các chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền cấp trên một cách cứng nhắc, không tính đến yếu tố thực tiễn nên hiệu quả công tác không cao, không tạo ra sự bứt phá cần thiết của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Thứ ba, hiện nay trước yêu của sự phát triển, đòi hỏi cán bộ UBND cấp

xã nói riêng và cán bộ công chức nói chung phải có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, cơ chế chính sách cho cán bộ cấp xã nhìn chung chưa tương xứng, còn nhiều bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ xã. Trong khi việc nâng cao năng lực cán bộ cấp xã đặt ra yêu cầu ngày càng cao, nhưng cơ chế, chính sách cho đội ngũ này chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa đủ mạnh để cán bộ xã yên tâm công tác và cống hiến lâu dài tại địa phương.

Chế độ, chính sách, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ ở đây; ít nhiều đã làm giảm ý chí tiến thủ, hạn chế mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cán bộ UBND cấp xã. Muốn nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã phải thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách của cán bộ UBND cấp xã theo hướng ngày một nâng cao.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu. Một

số cán bộ UBND cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về kỹ năng quản lý hành chính – những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho vị trí lãnh đạo, quản lý mà họ đang đảm nhận. Đối với cán bộ UBND xã, sau mỗi kỳ đại hội, bầu cử đều được bồi dưỡng nhưng các kiến thức họ thu nhận được không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên, chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày và cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Trong những năm qua, trình độ mọi mặt của cán bộ UBND cấp xã được nâng lên nhưng những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước và

quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu. Vì vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng là một yêu cầu cơ bản, vừa cấp bách; có đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng mới có được cán bộ UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn này.

Tiểu kết chương 2

Tại chương 2, ngoài việc khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Anh, tác giả đi sâu vào phân tích, làm rõ năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh hiện nay dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực: về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ và kết quả thực thi công vụ. Trong những năm qua, năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh đã có những chuyên biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảm đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tưu đã đạt được, năng lực của cán bộ UBND cấp xã tại huyện Đông Anh còn nhiều hạn chế, bất cập. Trình độ, kỹ năng, thái độ phục vụ nhân dân, kết quả thực thi công vụ chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểmnâng cao năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã tại Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

3.1.1. Nâng cao năng lực cán bộ UNBD cấp xã cần đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, bám sát các quan điểm của Đảng về xây dựng đội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)