Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần millennium asia việt nam (Trang 35 - 36)

Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp.

1.3.2.1. Yếu tố con người

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình nhập khẩu. Con người là những nhân viên trong công ty trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quy trình nhập khẩu, họ là chủ thể trực tiếp điều hành các hoạt động trong quy trình. Việc thực hiện quy trình sẽ phụ thuộc vào tinh thần làm việc và năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân viên. Tinh thần làm việc thể hiện qua bầu không khí làm việc của doanh nghiệp, qua tinh thần đoàn kết, sự hỗ trợ lẫn nhau và ý chí phấn đấu cho mục tiêu, công việc chung của công ty. Năng lực chuyên môn của nhân viên được thể hiện bằng các kỹ năng xử lý, công tác nghiệp vụ và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, sự quản lý và lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty cũng sẽ tác động không nhỏ tới việc thực hiện quy trình. Đây là nguồn nhân lực quan trong có vai trò như những nhạc trưởng trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời, một nhà lãnh đạo có năng lực sẽ có thể tận dụng tối đa được nguồn nhân lực của công ty, giao đúng việc cho đúng người, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện kết quả thực hiện quy trình.

1.3.2.2. Nguồn lực vật chất của công ty

Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: nguồn vốn, nhà xưởng máy móc thiết bị, chi nhánh, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó bao gồm cả thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Nguồn lực của công ty là yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu, kế hoạch nghiên cứu thị trường, cách thức lựa chọn đối tác kinh doanh, mặt hàng kinh doanh,…

1.3.2.3. Mối quan hệ của công ty với các đơn vị khác

Cũng như con người, một doanh nghiệp cũng cần có những mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Những mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp công ty giải quyết các vấn đề một cách đơn giản, hiệu quả hơn. Chẳng hạn một doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với hãng tàu, họ có thể thuê được những chuyến tàu với giá tốt hơn, được ưu tiên hơn về các điều kiện như thời gian miễn phí lưu bãi, thời gian trả container, chi phí sửa vận đơn, … Hoặc khi có một mối quan hệ tốt với công ty bảo hiểm sẽ có được mức phí bảo hiểm thấp hơn, dịch vụ cung cấp tốt hơn. Đối với ngân hàng, doanh nghiệp sẽ có thể mở L/C với mức ký quỹ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần millennium asia việt nam (Trang 35 - 36)