1.3.1. Trung Quốc
a. Các chính sách cơ bản để thu hút FDI của Trung Quốc
Vào năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế, mở cửa và hội nhập là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ chiến lược đó. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, không thể phủ nhận rằng hiệu quả của nguồn vốn FDI là khá cao. Để làm được điều đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư, đó là:
(i) Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính phủ Trung Quốc ban hành một số quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI (ii) Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập các đặc khu kinh tế, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điêu kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.
(iii) Chính sách chi viện tài chính: vay vốn ngân hàng tại Trung Quốc, thời hạn, lãi suất, phí vay về cơ bản áp dụng như công ty Trung Quốc và được bảo lãnh; nếu đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu; đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm đối với các hạng mục đầu tư trọng điểm Chính phủ đã khuyến khích đầu tư.
(iv) Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với
nước ngoài của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư,…
b. Bài học thành công của Trung Quốc * Xây dựng các đặc khu kinh tế
Trung Quốc là nền kinh tế thành công nhất trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư. Trên toàn thế giới có hơn 4.000 đặc khu kinh tế nhưng mô hình thành công như Thâm Quyến của Trung Quốc là rất hiếm. Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc là thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng quan hệ với nước ngoài, phát triển kinh tế trong nước.
Năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập 4 đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn. Và đến năm 1988, để đáp ứng nhu cầu mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã thành lập đảo Hải Nam và toàn tỉnh trở thành ĐKKT thứ năm khiến cho quy mô càng mở rộng. ĐKKT đã thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Trung Quốc, đóng góp từ 50% tới 80- 90% tăng trưởng GDP tại một số khu vực; nâng cao chất lượng công nghệ tại nhiều địa phương.
Nhằm thu hút lượng vốn đầu tư vào các đặc khu, nhiều chính sách tài khóa và phi tài khóa đã được thực hiện bao gồm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, thông quan nhanh chóng, giảm thuế và các chính sách thu hút nhân lực linh hoạt,..Các chính sách hỗ trợ còn bao gồm các chính sách thu hút nhân tài, lao động có trình độ bằng cách cung cấp nhà cửa, chi phí giáo dục, cấp vốn nghiên cứu...
Nâng cao và đổi mới công nghệ, liên kết chặt chẽ với kinh tế nội địa. Với việc tập trung cao các lao động có trình độ, các đặc khu trở thành trung tâm tri thức và kiến tạo công nghệ, đổi mới công nghệ.
* Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư
Cải thiện môi trường đầu tư mềm: Môi trường đầu tư mềm là toàn bộ cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nó ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của hoạt động. Nó được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Sự thành công thu hút FDI của Trung Quốc trong thời gian qua có một phần đóng góp mang tính quyết định của viêc hoàn thiện môi trường đầu tư mềm này.
Cải thiện hệ thống pháp luật: Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản liên quan đến quan hệ kinh tế đôi ngoại và đầu tư trực tiếp, dựa trên nguyên tắc: bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng tập quán quốc tế.
Các ưu đãi tài chính: Nó được coi là đòn bẩy trực tiếp vì nó liên quan đến lợi nhuận của các nhà đầu tư, rất nhiều cơ chế ưu đãi tài chính được thiết lập cho nhà đầu tư nước ngoài như: Ưu đãi về khu vực đầu tư, ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh, ưu đãi cho hành vi tái đầu tư...
Cải thiện môi trường đầu tư cứng: Để tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, Trung Quốc dụng vốn ngân sách hoặc vốn vay để xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên vùng theo kiểu bậc thang, trước hết ở những vùng có điều kiện thuận lợi rồi mới đến những vùng khó khăn hơn. Hoặc huy động vốn ứng trước từ những người sẽ sử dụng công trình hoặc hưởng lợi trực tiếp từ công trình với phương châm “ Mượn gà đẻ trứng”. Từ đó Trung Quốc đã xây dựng được rất nhiều công trình hiện đại, khang trang.
Trong quá trình thu hút FDI nói chung, vai trò của Chính phủ không những giảm đi mà còn tăng lên mạnh mẽ. Vai trò đó đặt trọng điểm vào việc quy phạm hành vi thị trường và tác dụng của Chính phủ đã biểu hiện rõ thông qua cơ chế thị trường. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất để thu hút FDI của Trung Quốc lại thành công đến vậy.
* Kết hợp thu hút vốn và thu hút tri thức
Quá trình thu hút FDI của quốc gia này diễn ra từ điểm tới tuyến, từ tuyến tới diện, từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây, từng bước mở rộng trong các lĩnh vực với tầng nấc khác nhau, từ các ngành nghề gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động đến các ngành có hàm lượng tri thức cao hơn như dịch vụ, bất động sản,…
1.3.2. Singapore
a. Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Singapore
Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người… nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959, nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng.
(i) Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành như: sản xuất máy vi tính, điện tử, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
(ii) Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.
Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên chức.
(iii) Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.
b. Bài học thành công của Singapore
Thành công của Singapore trong thu hút FDI được thể hiện rõ qua nhiều khía cạnh nổi bật:
Không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài, kết hợp chính sách tài chính và chính sách lao động, hệ thống thuế đơn giản và thân thiện.
Đội ngũ cán bộ, chuyên gia quản lý điều hành trong bộ máy Nhà nước nói chung và lĩnh vực quản lý thu hút FDI nói riêng rất có năng lực. Họ được đào tạo, quản lý và đãi ngộ đặc biệt, thỏa đáng. Đây là một trong những nhân tố góp phần bảo đảm sự thành công của Singapore.
Chính sách được hoạch định rất cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh như Luật tiền tệ, đất đai, ngân hàng,… để phục vụ phát triển theo hướng chiến lược đề ra. Chính phủ luôn đổi mới, cập nhật và điểu chỉnh chính sách, đảm bảo cơ chế thật sự là công cụ đắc lực phục vụ quản lý Nhà nước trong thu hút FDI, luôn tạo điều kiện hấp dẫn để các nhà đầu tư luôn yên tâm sản xuất kinh doanh và hậu thuẫn họ kinh doanh có lãi.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường và phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược thu hút nhân tài và phát triển khoa học - công nghệ phục vụ thu hút FDI.
1.3.3. Thái Lan
a. Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Thái Lan
FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một số chính sách ưu đãi để cho dòng vốn này phát huy được lợi thế.
Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp luôn được Thái Lan coi là một trong những nhân tố quan trọng để kích thích nền kinh tế phát triển. Năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Luật Đầu tư.
Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự chuyển biến theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Nhờ vậy, thu hút vốn FDI vào Thái Lan đã đạt được kết quả bước đầu.Trong số các lĩnh vực thu hút vốn FDI, lĩnh vực công nghiệp thu hút nhiều nhất (với các dự án chế tạo, lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái), sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng,…
Về địa bàn ưu đãi đầu tư, Thái Lan chia thành 3 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau. Đồng thời, ưu đãi đầu tư trong KCN và ngoài KCN cũng có sự phân biệ.t
Về loại hình doanh nghiệp: có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.
b. Bài học thành công của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia có những thành công nổi bật trong thu hút FDI của các nước khu vực ASEAN. Là một quốc gia thuần nông, Chính phủ Thái Lan đã tận dụng triệt để cơ hội này để phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu với những mặt hàng hàng đầu như gạo, hoa quả,… Nhờ có những định hướng chiến lược đúng, lại có cơ sở vậy chất kinh tế - xã hội tương đối ổn định, Thái Lan đã thực sự trở thành nơi thu hút FDI khá lý tưởng của các nhà đầu tư khắp trên thế giới. Ngoài những tác động của nhà nước như đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển đào tạo nguồn nhân lực thì Nhà nước Thái Lan còn đặc biệt quan tâm đến một số điều sau:
(i) Miễn thuế từ 3-5 năm cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Thái Lan, khuyến khích đầu tư vào vùng sâu vùng xa,…Và nhận được sự hậu thuẫn, hỗ trợ của Nhà nước thông qua nhiều chính sách khác
(ii) Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị và nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
(iii) Giảm thuế cho tất cả các dự án FDI đầu tư vào khu vực thủ đô Bangkok. Đồng thời chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho các dự án lớn. (iv) Doanh nghiệp FDI có quyền được bán, chuyển nhượng, bảo tồn vốn khi có những rủi ro, những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, được chuyển lợi nhuận về nước,…
1.4. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI hiện nay
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Không chỉ kịp thời bổ sung cho nguồn vốn trong nước, FDI còn là kênh trao đổi, chuyển giao công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến; đồng thời còn mở ra những cơ hội tiếp cận với các thị trường quốc tế. Với nhiều quốc gia đang phát triển, FDI đã vượt qua vốn ODA để chiếm tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong vốn đầu tư nước ngoài. Từ khi xuất hiện lần đầu
tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Các xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế:
Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phổi chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển, các dòng vốn đầu tư tập trung vào một số ít nước. Chỉ tính riêng 10 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/3 vốn FDI. Trong khi 100 nước nhận đầu tư ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI thế giới. Tính đến năm 1998, nguồn vốn FDI từ 39.000 công ty mẹ đầu tư qua 270.000 chi nhánh ở nước ngoài đã đạt mức 2.700 tỷ USD, góp phần tạo ra 6% GDP của thế giới.
Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những năm gần đây, chiếm hơn 80% tổng giá trị FDI trên thế giới trong năm 2002: Nó đã trở thành động lực chính của là sóng FDI tăng gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân là do xu hướng hợp nhất hoặc mua lại tạo nên các công ty lớn hơn với sức cạnh tranh rất cao. Điều