Tổng vốn đăng kí FDI ở Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đố

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

theo đối tác đầu tư chính

Dưới đây là bảng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo đối tác đầu tư. Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút FDI bằng nhiều chính sách ưu đãi hiệu quả, Việt Nam đã thu hút được hơn 130 quốc gia đầu tư vào nhiều ngành lĩnh vực. Từ đó, giúp Việt Nam ngày càng nổi bật trên trường quốc tế, nhận được nhiều nguồn vốn cùng công nghệ có các thế mạnh khác nhau.

Bảng 2-2: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác (lũy kế đến 20/12/2020)

STT Đối tác 1 Hàn Quốc 2 Nhật Bản 3 Singapore 4 Đài Loan 5 Hồng Kông 6 BritishVirginIslands 7 Trung Quốc 8 Malaysia 9 Thái Lan 10 Hà Lan 11 Hoa Kỳ 12 Các quốc gia khác Tổng

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2021

Bảng trên tổng hợp 11 quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều vốn đăng ký nhất vào Việt Nam, không dựa trên số dự án hay hiệu quả đầu tư. Ba quốc gia là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore chiếm phần lớn trên tổng vốn đăng ký trên cả nước.

Biểu đồ 2-3.Tổng vốn đăng kí FDI ở Việt Nam được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chính (lũy kế đến 20/12/2020)

Tổng vốn đăng kí đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chính ( lũy kế đến 20/12/2020)

2% 3% 3% 3% 5% 6%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2021

* Hàn Quốc:

Đã có hơn 125 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lượng vốn FDI đổ về Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc đang thực sự trở thành một hiện tượng trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam, với hơn 68 tỷ USD vốn đăng ký lũy kế, vượt xa Nhật Bản- đối tác xếp thứ hai tới 9 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn FDI từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc tiêu biểu như các hãng Samsung, LG hay Lotte... luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta.

FDI Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm qua là do liên tiếp các dự án hàng tỷ USD đổ vào Việt Nam. Ngoài LG với khoản đầu tư 3 tỷ USD, thì lớn nhất là Samsung với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ USD. Chưa kể, cùng với những cái tên từ lâu như Kumho, Doosan, Hyundai…, gần đây, những tên tuổi mới của Hàn Quốc đồng loạt đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ lĩnh vực may mặc đến điện tử, hạ tầng đến năng lượng, ô tô đến hàng không vũ trụ, bất động sản đến tài chính ngân hàng, startups đến cổ phần hóa

DNNN, logistics đến dịch vụ... Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. FDI Hàn Quốc có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nước, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, du lịch… phát triển.

* Nhật Bản:

Đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản chiếm 16% tổng vốn FDI từ nước ngoài, của các doanh nhiệp như Honda, Toyota... với 4402 dự án và tổng số vốn đăng ký là 59,3 tỷ USD. Vốn đầu tư từ Nhật Bản được xem là dòng vốn chính, hình mẫu cho mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn FDI. Tập đoàn Aeon đã xây dựng các khu trung tâm Aeon Mall tại các thành phố lớn nhất của Việt Nam là TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh,.. Dòng vốn FDI Nhật Bản tập trung lớn tại Thanh Hóa, Hà Nội và Bình Dương. Trong khi đó, có một số địa phương mặc dù không nằm trong Top tỉnh thành thu hút FDI Nhật Bản nhưng lại có 1 số dự án cá biệt quy mô vốn bình quân lớn là: Khánh Hòa, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Yên Bái.

* Singapore:

Tiếp theo là Singapore với số vốn FDI đầu tư vào nước ta có xu hướng ngày càng tăng mạnh. Lượng vốn này tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản. Singapore có nguồn vốn FDI ở Việt Nam, với hơn 49,7 tỷ USD vốn đăng ký lũy kế, 2424 dự án tương đương 14% tổng vốn FDI từ nước ngoài. Sự hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển, do đó công nghệ cao là lĩnh vực được xác định là mục tiêu tiềm năng trong thu hút dòng vốn đầu tư Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, có những quốc gia tham gia đầu tư vốn vào Việt Nam không nhỏ như: Hồng Kong, Trung Quốc, Đài Loan… đều góp phần đáng kể cho sự phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

w