FDI ở Việt Nam được cấp giấy phép phân theo địa phương

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

Qua hơn 30 năm thu hút FDI, dù đã trải rộng khắp cả nước ta nhưng dòng vốn FDI vẫn tập trung vào các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho vùng này trở thành vùng kinh tế động lực, lôi kéo sự phát triển kinh tế xã hội chung cũng như các vùng lân cận.

Dưới đây là số liệu về 5 TP trực thuộc trung ương của Việt Nam. Dưạ theo số liệu về vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được phân theo địa phương, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thu hút phần lớn số dự án và vốn đầu tư đăng ký vào nước ta. Theo sau đó là TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng và TP Cần Thơ. Bảng 2-4. FDI ở Việt Nam được cấp phép phân theo địa phương lũy kế đến 20/12/2020 Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng Cần Thơ Tổng cả nước

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2021

Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.

Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Ở đây ta có thể dễ dàng nhận thấy, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu trong 5 thành phố trực thuộc trung ương trong việc thu hút FDI với 9202 dự án tương đương tổng số vốn đăng kí là hơn 47379 triệu USD. Các dự án FDI được cấp giấy phép vào 5 thành phố rất lớn, trừ Tp Cần Thơ. Xu hướng về vốn đăng ký cũng chiếm 13% và 9,5% ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng bình quân dự án vốn đăng ký vào Hà Nội cao hơn vào Tp. Hồ Chí Minh. TP Cần Thơ là địa bàn mà xu hướng FDI vào không rõ ràng, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương với cơ cấu chỉ 0,2%.

Trong khi đó tại Việt Nam, cuộc đua giữa các địa phương lại sôi nổi hơn nhiều. Năm thành phố lớn trong cả nước là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng cùng 58 tỉnh, thành khác đều nỗ lực thu hút các nhà đầu tư về địa phương mình. Đây là một môi trường cạnh tranh hết sức tích cực bởi thúc đẩy được sự phát triển và tính hiệu quả của mỗi địa phương trên cả nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 51)

w