3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Từ năm 2015, khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP (sau này là Hiệp định CPTPP) thì đã có dòng dịch chuyển FDI đến Việt Nam để đón những lợi thế từ Hiệp định CPTPP mang lại. Tiếp đó, do ảnh hưởng của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, cũng như những lo ngại về sự phụ thuộc chuỗi cung ứng vào một đối tác, các doanh nghiệp nước ngoài đã có xu hướng chuyển dịch khỏi Trung Quốc, quay về đầu tư trong nước, chuyển hoặc mở rộng đầu tư sang các quốc gia khác có điều kiện phù hợp hơn. Ngay cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tái cơ cấu một phần đầu tư ra khỏi Trung Quốc để tránh việc áp mức thuế cao khi nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã góp phần đẩy nhanh sự dịch chuyển và tái định vị sản xuất này.
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh cần thiết đã làm cho các hoạt động kinh tế xã hội tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Xung đột thương mại Mỹ - Trung đã phần nào hạ nhiệt sau khi hai bên đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 lại trở nên căng thẳng với sự bùng phát và lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19. Một số nhân tố như đạo luật an ninh ở Hồng Kông đã đẩy căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng các đồng minh châu Âu lên nấc thang mới.
Trong bối cảnh tổng cầu tiêu dùng, giá dầu và năng lượng giảm mạnh, giá thực phẩm và dịch vụ y tế tăng, dù nhiều nước đã đưa ra các gói kích thích kinh tế. Theo đó, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức khá thấp khoảng 2,2% (Nguồn IMF 2020) và kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái, tăng trưởng -3% năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 3,3% vào thời điểm tháng 1/2020 (Nguồn IMF). Đó là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 90 năm trở lại đây, tương đương với thời kỳ Đại suy thái những năm 30 của thế kỷ trước. Đặc biệt tại những nền kinh tế phát triển, tăng trưởng cũng sẽ giảm mạnh, như Trung Quốc (1,2%), Hoa Kỳ (- 5,9%), Nhật Bản (-5,2%), Hàn Quốc (-1,2%), Anh (-6,5%), Canada (-6,2%), khu vực Châu Âu (-7,5%),.... Bên cạnh đó với sự lao dốc của thị trường
chứng khoán, có những thời điểm các chỉ số chứng khoán của những thị trường trọng yếu như Mỹ, EU, Nhật đã giảm đến 30%.
Tuy nhiên, kịch bản tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục thay đổi, phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) khả năng kiểm soát dịch bệnh của mỗi quốc gia; (ii) hiệu quả của các chính sách/gói hỗ trợ; và (iii) hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống đại dịch (Nguồn: Theo Kịch bản cơ sở, Citi Research, ngày 7/4/2020). Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNCTAD) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều có chung nhận định đại dịch sẽ làm giảm từ 30-40% FDI toàn cầu trong giai đoạn 2020-2021, mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ. Doanh thu của 5.000 công ty MNEs hàng đầu thế giới đã giảm trung bình 30%, và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục. Tái đầu tư phần thu nhập là một thành phần chính của FDI và 5.000 MNEs hàng đầu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn FDI toàn cầu. Các thương vụ M&A trên phạm vi toàn cầu đều có xu hướng giảm. (Nguồn: Báo cáo “Tác động của Dịch Covid-19 đến FDI và các Chuỗi giá trị toàn cầu” của UNCTAD ngày 26/3/2020).
Có thể nói đại dịch Covid-19 đã tác động trên toàn cầu, dòng vốn ĐTNN đang được tái định vị để giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính an toàn và hiệu quả dự kiến sẽ làm gia tăng ĐTNN tại một số quốc gia như Ấn Độ, Indonessia, Malaysia,... trong đó có Việt Nam.
3.1.2. Làn sóng chuyển dịch FDI về Việt Nam
Vào thời điểm đầu năm 2020, nhiều đánh giá quốc tế cho rằng Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế có được từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung, củng cố vị thế quốc gia như một trong những “công xưởng” của thế giới và có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 7% (VOA News 2020). Thực vậy, Việt Nam đã trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu cho chiến lược “Trung Quốc +1” của các nhà đầu tư; các tranh chấp thương mại gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Đại dịch Covid-19 phần nào đã làm đình trệ tiến trình này, khiến tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam chỉ còn 2,9%. Đại dịch Covid-19 xảy ra đã tạo nên một khoảng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới nói chung, dù vậy Việt Nam vẫn thu hút được một lượng đáng kể vốn FDI trong năm 2020. Tính đến cuối tháng 12 năm 2020, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam là 28,5 tỷ USD, bằng 75% so với năm 2019. Vốn đầu tư thực hiện năm 2020 đạt gần 20 tỷ USD, tương đương mức cùng kỳ năm trước (Cục đầu tư nước ngoài 2021). Kết quả ấn tượng
của Việt Nam trong ứng phó, kiềm chế dịch bệnh cũng đã góp phần tăng sức hút của Việt Nam như điểm đến cho đầu tư nước ngoài.
Hơn hết vào đầu năm 2020 khi Covid 19 xảy ra, cả thế giới đặc biệt các tập đoàn lớn bỗng choàng tỉnh bởi bấy lâu nay họ đã phụ thuộc quá lớn vào một thị trường hay một quốc qia nào đó như Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Covid 19 đến như một phép thử và bắt buộc phải có làn sóng dịch chuyển mới nên Việt Nam là một trong những địa điểm được ưu tiên lựa chọn, mang đến nhiều hơn các cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, khó có thể đạt được như thời điểm trước khi có Covid-19 nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì những gì Việt Nam đạt được đã tốt hơn nhiều quốc gia khác và điều này thể hiện sức hấp dẫn của cái tên Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế. Khi sóng Covid-19 được chặn, thì sóng đầu tư sẽ vào. Điều đáng mừng là, làn sóng này đang mang tới những nhà đầu tư có chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao như Apple (Airpords), Pegatron (linh kiện điện tử), Foxconn (Smart TV), Intel (Chip),…
Trong 3 tháng đầu năm 2021, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 đã ảnh hưởng tới tình hình cấp mới, điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam cũng làm ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng dự án của các nhà đầu tư. Vì vậy, số dự án cấp mới, điều chỉnh vốn cũng như góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ, song mức độ giảm đã được cải thiện. Cụ thể, theo Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/2/2021, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án FDI ở Việt Nam ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù tổng vốn FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm song Việt Nam vẫn thu hút được một số siêu dự án vào đầu năm 2021, đặc biệt nổi bật như:
Hải Phòng: Dự án LG Display Hải Phòng với số vốn đầu tư 750 triệu USD. Tổng đầu tư tích lũy của LG Display tại Việt Nam đã lên đến 3,25 tỷ USD.
Bắc Giang: 4 dự án lớn gồm dự án nhà máy Fukang Technology - 270 triệu USD; Dự án công nghệ tế bào quang điện Ja Solar PV VN - 210 triệu
USD; Dự án nhà máy Risesun New Material VN - 75 triệu USD và Dự án nhà máy Kodi New Material VN - 6 triệu USD)
Quảng Ninh: Dự án nhà máy Lioncore Việt Nam - 30 triệu USD
Đồng Nai: Thu hút 11 dự án FDI trong 13 ngày đầu năm, với tổng số vốn hơn 226 triệu USD, cao nhất so với cùng kỳ khoảng 5 năm qua.
3.2. Giải pháp chính sách thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn2021-2025 2021-2025
Vốn đầu tư trực nước ngoài (FDI) là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI, đề xuất thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau đây:
3.2.1. Nhóm xây dựng khung khổ luật pháp
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán. Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật được Quốc hội thông qua gần nhất về đầu tư, kinh doanh.
Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý các vướng mắc phát sinh theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi được cấp phép.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi như nhà ở, bệnh viện, trường học,... cho người lao động làm việc khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường.
Cần cho phép và tăng cường hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với khu vực FDI nhằm đẩy mạnh tính công khai, minh bạch của khu vực này; góp phần giám sát đánh giá mục tiêu chính sách rõ ràng để giúp đo lường hiệu quả của chính sách. Đồng thời, xác định thêm vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc góp ý xây dựng Luật, sửa đổi chính sách, kiến nghị cải cách đối với cơ quan nhà nước cũng như đề xuất, kiến nghị những chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ, quản lý, giám sát doanh nghiệp
FDI trong giai đoạn vận hành. Hơn nữa, cần nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, giải quyết các sai phạm trong thu hút FDI.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư:
a. Cải thiện cơ sở hạ tầng:
Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2030 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hýt đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
Tranh thu tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh vực cao tốc, đường sắt cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải…). Tuy nhiên cần phát huy và triển khai đồng bộ, nhanh chóng hơn để tận dụng thời điểm đang trên đà phục hồi, phát triển của kinh tế toàn cầu.
Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện - nước, tránh xảy ra tình trạng thiếu điện – nước đối với các KCN, KCX, cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng nước sạch, điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, năng lượng mặt trời...
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng (công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điển, nước độc lập). Mở rộng các hình thức cho thuê, đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển (đặc biệt là dịch vụ hậu cần) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực: văn hóa, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không đã cam kết từ khi gia nhập WTO. Xem xét ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
Cố gắng giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế - chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để có được những khoản vay, khoản viện trợ với chế độ ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất.
Tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế trong khuôn khổ WTO, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế.
Nhà nước cần điều chỉnh mức thuế lợi tức giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước sao cho chênh lệch tối ưu nhất. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì nhà nước và cơ quan chức năng cần kịp thời có các chính sách ưu đãi khác.
Chính sách ưu đãi cần hướng vào những ngành, nghề, lĩnh vực có khả năng tạo ra lợi nhuận tích cực cho nền kinh tế; tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đầu tư cho con người (y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo); logistic; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0…
Các chính sách ưu đãi hiện hành cần được điều chỉnh theo hướng chọn lọc ưu đãi dựa trên địa bàn đầu tư, chuyển dần ưu đãi dựa trên địa bàn, ưu đãi theo quy mô sang ưu đãi dựa theo ngành nghề, lĩnh vực cũng như ưu đãi dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Việc điều chỉnh các chính sách ưu đãi cần được thực hiện sớm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch thu hút đầu tư, cũng như góp phần hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương.
c. Nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước:
Thực hiện tốt phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư trực trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Quản lý tốt các dự án FDI, gắn với tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo được sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương được phù hợp, đồng thời với điều kiện cụ thể. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư; đề cao tinh thần trách