FDI vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

Dưới đây là số liệu về vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được phân theo các ngành kinh tế. Có đến 19 ngành, lĩnh vực được đầu tư với tổng số dự án là 33.070 và tổng vốn đăng ký là 384.044,21 triệu USD. Theo đó chế biến chế tạo và bất động sản hai lĩnh vực thu hút phần lớn vốn đầu tư đăng ký vào nước ta.

Bảng 2-3: FDI vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế lũy kế đến 20/12/2020

STT Chuyên ngành

1 Công nghiệp chế biến, chế tạo

2 Hoạt động kinh doanh bất động sản

3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa

4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống

5 Xây dựng

6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy

7 Vận tải kho bãi

8 Khai khoáng

9 Giáo dục và đào tạo

10 Thông tin và truyền thông

11 Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản

12 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

13 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

14 Cấp nước và xử lý chất thải

15 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

16 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

17 Hoạt động dịch vụ khác

18 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Tổng

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 2021 36

* Công nghiệp chế biến chế tạo:

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành kinh tế thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 14.463 dự án và số vốn đăng ký là 214.610,4 triệu USD, chiếm 59% tổng lượng vốn FDI. Nguồn vốn này đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử... góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở các địa phương.

Việc dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ở chiều tích cực đang cho thấy môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có sự cải thiện, những dòng vốn này đổ vào những lĩnh vực cần thiết cho phát triển đất nước. Hàng loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn có giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD cho thấy tốc độ hội nhập của nhóm DN ngành chế biến - chế tạo là khá nhanh chóng, từ đó đến nay đã tạo nên rất nhiều điểm nhấn nổi bật: Samsung - nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với 670 triệu USD cho nhà máy điện thoại đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đã tăng lên 26 lần với tổng vốn công bố 17,3 tỷ USD hoặc như Foxconn với 1,5 tỷ USD. Cùng với đó là một số công ty lớn như: Sanyo, Samsung, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Intel, Microsoft…

Công nghiệp chế tạo hiện là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước hàng năm. Do đó, các doanh nghiệp FDI cũng đóng vai trò là những nhà xuất khẩu hàng đầu, với các nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất như điện thoại, linh kiện máy tính, điện tử, đóng góp tới hơn 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2020.

* Bất động sản:

Dù chưa thể sánh bằng chế biến, chế tạo nhưng bất động sản vẫn luôn là lĩnh vực thu hút được nhiều dự án FDI quy mô lớn (với 16% tổng vốn FDI). Với 871 dự án với hơn 58 tỷ USD đăng kí, những con số trên đã cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam với các nhà đầu tư ngoại. Việc ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản cũng đã thêm một lần nữa chứng minh điều này. Trong số này, chỉ riêng Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã cam kết rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam, phần lớn trong số này đã được phân bổ đầu tư vào các danh mục bất động sản bao gồm thương mại, khách sạn và công nghiệp. Làn

sóng vào bất động sản không chỉ mang tới nguồn lực, kinh nghiệm, mà còn góp phần gia tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ phát triển một thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững…

Hơn nữa, nếu đánh giá một cách thẳng thắn, thì khá nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản là dự án ảo. Các dự án tỷ USD, nhất là được cấp phép trong giai đoạn 2007 - 2008 hầu hết trong lĩnh vực này và cho đến nay, nhiều dự án chưa được triển khai, hoặc đã bị thu hồi. Chẳng hạn, Dự án Saigon Atlantic 4 tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự án Bãi biển Rồng 4 tỷ USD ở Quảng Nam; hay Dự án New City ở Phú Yên… Ngay cả các dự án như Nam Hội An (Quảng Nam), Hồ Tràm Strip (Vũng Tàu), tuy đều đăng ký đầu tư 4 tỷ USD, nhưng giải ngân chưa nhiều…

* Dịch vụ:

Bên cạnh việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nổi trổi như bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo thì Nhà nước ta cũng khuyến khích các nhà đầu tư FDI đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dung góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch vận tải ngày càng tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cơ cấu các dịch vụ sản xuất, phân phối điện nước và dịch vụ lưu trú ăn uống thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng hơn 10%.

* Lĩnh vực xây dựng và Nông – lâm – ngư nghiệp:

Từ khi ban hành Luật ĐTNN năm 1987, Việt Nam đã rất chú trọng đến việc thu hút đầu tư vào 2 lĩnh vực xây dựng và nông – lâm – ngư nghiệp bởi đây là các ngành có thể tạo cơ sở vật chất vững chắc cho nền kinh tế. Đi kèm là các chính sách, ưu đãi chiết khấu cao nhưng qua các các thời kỳ, định hướng về xây dựng, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đã thay đổi nhiều nhưng nó vẫn đóng góp tích cực, là các dự án có khả năng tạo giá trị cao cho Việt Nam.

Trong 30 năm qua, nếu đầu tư vào bất động sản còn cao, trong khi đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp còn thấp (hiện nay chỉ chiếm 2.8% và 1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký), số dự án trong lĩnh vực hạ tầng rất nhỏ. Như vậy là có sự không cân bằng trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào các ngành nghề. Các dự án đầu tư khá đang dạng và đồng đều, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng và chế biến lâm sản, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, sản xuất mía đường...

góp phần tạo nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

w