2020 Bảng 2-1. FDI được cấp phép thời kỳ 1991-2020
Năm
1991 1992 1993
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 2-1. Tốc độ tăng trưởng GDP và tổng số FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam thời kì 1991-2020
T ố c đ ộ t ă n g t r ư ở n g G D P v à t ổ n g s ố v ố n t h ự c h i ệ n 12,00 10,00 8,00 6,00 4,00 2,00 0,00 19 91 19 92 19 93
Nhìn lại hơn 30 năm triển khai các chính sách thu hút đầu tư, FDI đã đem lại những giá trị tích cực cho nền kinh tế, cụ thể:
Vốn FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.Vốn FDI thực hiện năm 2018 và 2019 đạt tới 20 tỷ USD là con số lớn, chiếm gần 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và góp phần 20% giá trị GDP. Vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Giai đoạn đầu khi FDI tăng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng tăng theo. Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã làm FDI và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam theo đó cũng sụt giảm rõ nét trong giai đoạn này. Khi FDI có xu hướng tăng trở lại thì tăng trưởng GDP Việt Nam cũng được cải thiện, cụ thể trong giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 6,92%. Năm 2008, FDI đăng kí (tăng gấp 3 lần) lẫn thực hiện tăng mạnh tăng mạnh, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, nhưng tăng trưởng của Việt Nam lại sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do chính sách kiềm chế lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2008.
Đánh giá lại quá trình thu hút đầu tư FDI giai đoạn 1991-2019 có thể thấy, FDI là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đồng thời, FDI cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu, tiếp thu những công nghệ tiến tiến, tạo ra những sản phẩm mới, năng suất và có khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước với giá trị ngày càng gia tăng.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản pháp lý quan trọng này là một quyết định lịch sử, chính thức khai thông dòng vốn FDI vào nước ta, hơn nữa Luật được xây dựng dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ 18 luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác. Chính vì vậy, ngay sau khi Luật được ban hành, các chuyên gia thế giới bình luận rằng đây là một trong các đạo luật về đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực thời điểm ấy. Với những tư tưởng cởi mở, thông thoáng, tầm nhìn xa, chấp nhận doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (trong khi Thái Lan, Indonesia chỉ cho phép doanh nghiệp 49% vốn nước ngoài), đã mở đường cho thu hút FDI. Tất cả tạo nên sức hút đặc biệt cho Việt Nam vào các giai đoạn khó khăn.
Với các chính sách ưu đãi đi kèm với những ưu thế vượt trội đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Nhìn tổng quát, số dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký, và tổng vốn thực hiện đều tăng nhanh trong giai đoạn này. Có đột biến vào những năm khủng hoảng tài chính, tiền tệ và kinh tế toàn cầu.
Biểu đồ 2-2: FDI ở Việt Nam giai đoạn 1991-2020
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991-
80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00 0,00 19 91 19 92 19 93
Trong hơn 30 năm, ngoài đường lối Đổi mới mà Đại hội Đảng VI năm 1986 đã đề ra, còn có một số sự kiện đặc biệt có tác động đến FDI vào Việt Nam.
(i) Trong 3 năm đầu 1988-1990, kết quả thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.6 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài giai đoạn này chưa thực sự tác động đến tình hình kinh tế xã hội giai đoạn này.
(ii) Vào giai đoạn 1991-1995, FDI vào Việt Nam đã tăng vượt bậc với
1.409 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 18.3 tỷ USD. Đây có thể coi là thời kỳ bắt đầu sự bùng nổ FDI tại Việt Nam. Giai đoạn này môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động với giá nhân công rẻ có sẵn; nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác.
Các yếu tố bên ngoài cũng đã đóng góp làm gia tăng FDI như: làn sóng vốn FDI chảy dồn về các thị trường mới nổi trong đầu những năm 90, dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng được hưởng nhiều lợi thế từ các yếu tố này. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng vốn FDI hàng năm khá cao, nhiều năm đạt trên 50%, đặc biệt là năm 1995 thu hút được 415 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 7.9 tỷ USD, tăng trưởng 86 % so với số vốn đăng ký năm
1994. Có được kết quả đó là nhờ có các sự kiện tác động lớn tới nó: Ngày 11/7/1995: Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; ngày 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.
(iii) Giai đoạn 1996-2000, FDI có sự sụt giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án. Tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký cao nhất giai đoạn này là năm 1996, tăng 21,58% so với năm 1995. Trong 3 năm tiếp theo (1997-1999), tốc độ thu hút FDI đều giảm, năm 1997 giảm nhiều nhất tới gần 40%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997.
Tháng 7/2000, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2001. Hiệp định có hiệu lực ngày 10/12/2001. Nội dung gồm 4 phần: Thương mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và phát triển các quan hệ đầu tư.
(iv) Tiếp đó, trong giai đoạn 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự phục hồi nhưng tốc độ còn chậm. Năm 2004 và 2005 có tốc độ tăng
trưởng thu hút FDI cao nhất (mức tăng trưởng tương ứng 42,94% và 50,86%) do có một số dự án cấp mới với quy mô lớn như: Công ty liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (tổng vốn đầu tư 147 triệu USD), Công ty Đầu tư và phát triển Thành Công (tổng vốn đầu tư 114,58 triệu USD),….
Năm 2005 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh Nghiệp chung.
(v) Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường. Năm 2006,
tổng số vốn đăng ký là 12 tỷ USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư – kinh doanh trong nước ngày càng được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nên nhiều làn sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2009 - 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể.
(vi) FDI tăng không đáng kể trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2011, có
1.186 dự án được cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 15.6 tỷ USD (giảm 21,57% so với năm 2010). FDI giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn... Tuy nhiên, từ năm 2012 - 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện nhờ các chính sách, pháp luật ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư, doanh nghiêp nước ngoài. Từ đó khiến họ quan tâm, đầu tư cho Việt Nam khi so sánh với các nước cạnh tranh khác.
Năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư 2014 xác định nội hàm về đầu tư kinh doanh và hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng mạnh mẽ FDI vào Việt Nam giai đoạn sau WTO (2007 – 2019) so với giai đoạn trước WTO (1991 – 2006)
(vii)Vào giai đoạn 2016- nay:
Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong 3 năm (2017-2019), vốn đăng kí FDI đã vượt mức 36 tỷ USD và số dự án cán mốc 4000, vốn thực hiện tăng dần đều (cán
mốc 20 tỷ USD vào năm 2019). Ta thấy rằng, vốn đăng kí tăng trưởng lên xuống nhưng số dự án với vốn đầu tư thực hiện luôn tăng nhanh và đều. Điều đó chứng tỏ chất lượng các nguồn vốn FDI khi đầu tư vào Việt Nam ngày càng chất lượng hơn, khi các chính sách ưu đãi, sự tham gia vào các hiệp định lớn đã chứng tỏ được là một trong những thế mạnh của Việt Nam so với các quốc gia cạnh tranh khác. Có được kết quả đó là nhờ có các sự kiện tác động lớn tới nó: năm 2017, Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ APEC 2017, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới; năm 2018: Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới; năm 2019: Việt Nam và EU ký Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Như vậy, từ năm 1988 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam có nhiều biến động nhưng tổng vốn FDI có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, để cải thiện tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký, đòi hỏi phải có chính sách thu hút vốn đầu tư ổn định, quản lý và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn.