Thực hiện chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)

qua

Thực trạng kết quả thu hút FDI nói trên thể hiện hiệu quả của các chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua và cho thấy nước ta đã trở thành một trong những quốc gia đầy tiềm năng trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhà nước đã mở cửa thị trường kinh tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi, phương pháp xúc tiến cho các dự án đầu tư. Các chính sách này chính là đòn bẩy lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cấp hệ thống công nghệ, tạo ra nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao. Các chính sách Việt Nam đã sử dụng để thu hút FDI có thể chia thành 3 giai đoạn: áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài (1987-2005), áp dụng Luật Đầu tư (2005- 2018), áp dụng Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị (2018- nay).

2.2.1. Giai đoạn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài (1987-2005)

a. Xây dựng khung khổ pháp lý:

Để mở rộng kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước thì một văn bản có giá trị và ý nghĩa - Luật Đầu tư nước ngoài được ra đời vào ngày 29/12/1987. Thực tế trong quá trình đổi mới cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần trong sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy CNH - HĐH của đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc thông qua Luật Đầu tư nước ngoài được coi là một

bước ngoặt lớn về tư tưởng kinh tế luật, tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợp tác với nước ngoài, một vấn đề còn rất mới mẻ và xa lạ với Việt Nam ở thời điểm những năm đầu đổi mới.

Bởi vì khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào cuối năm 1987, thì Hiến pháp 1980 vẫn đang có hiệu lực, mà Hiến pháp khi ấy chỉ đề cập 2 thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể - trong một nền kinh tế kế hoạch tập trung. Vậy mà Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại hướng đến một nguồn lực hoàn toàn mới: đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nói rằng, Luật Đầu tư nước ngoài 1987 “ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hoặc hạn chế mà trong quá trình thực hiện mới phát hiện ra, thế nhưng không thể phủ nhận vai trò của Luật Đầu tư nước ngoài 1987 là vô cùng to lớn”. Vào các năm tiếp theo, Luật đã điều chỉnh không chỉ những vấn đề có liên quan đến hình thức, lĩnh vực, địa bàn đầu tư, chính sách áp dụng đối với đầu tư nước ngoài, mà còn quy định cả việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhưng kết quả đạt được là rất đáng mừng: Tháng 12/1987: Ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thu hút được 213 dự án, tổng vốn đăng ký 1,793 tỷ USD. Tháng 6/1990: Sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài lần đầu tiên. Tháng 12/1992: sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài lần thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài đã nâng lên 459 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 5,28 tỷ USD, trong giai đoạn này, vốn FDI tăng tốc, làn sóng đầu tư thứ nhất bắt đầu. Năm 1996: Sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 1996, do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, nhịp tăng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện năm 1997 tăng 25%, nhưng năm 1998 đã giảm 40%, năm 1999 giảm tiếp 22%. Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, thu hút FDI tiếp tục chậm lại, chỉ đạt 2,838 tỷ USD. Do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên môi trường đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế như: kết cấu hạ tầng kém phát triển, thiếu đồng bộ về khung khổ pháp lý, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao.

b. Chính sách ưu đãi:

Ngay từ khi bắt đầu Đổi mới, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có những ưu đãi đầu tư, tập trung đặc biệt vào các biện pháp giảm thuế lợi tức. Chính sách ưu đãi của Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài dựa theo hai tiêu chí: lĩnh vực đầu tư (công

nghiệp nặng, hạ tầng, lâm nghiệp) và địa bàn đầu tư. Ngoài ra còn có tiêu chí khác như doanh nghiệp doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng công nghệ tiên tiến…

(i) Chấp nhận doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, phần góp vốn của bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất nhưng không dưới 30% tổng số vốn. Và tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài, được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư.

(ii) Bảo đảm đối đãi công bằng, thoả đáng. Có thể miễn thuế trong một thời gian tối đa là 2 năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo; được chuyển lỗ của bất kỳ năm thuế nào sang năm tiếp theo và được bù số lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không được quá 5 năm.

Từ năm 1991, chính sách thuế nhập khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài. Giai đoạn 1995- 2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất nhập khẩu theo nguyên tắc ưu tiên khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô.

c. Xúc tiến đầu tư:

Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài được thực hiện bởi ba cấp độ: Bộ KH&ĐT: chịu trách nhiệm soạn thảo ban hành chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài của cả nước:

Sở KH&ĐT: thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài do Bộ KH&ĐT ban hành và quản lý các hoạt động đầu tư nước ngoài của mỗi tỉnh.

Ban quản lý các KCN và KCX: quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi KCN và KCX đặt tại mỗi tỉnh.

Trong giai đoạn này, Bộ KH&ĐT không có một ban chuyên trách về xúc tiến đầu tư. Tại mỗi Sở KH&ĐT đều có một Phòng Đầu tư nước ngoài do một Phó giám đốc Sở chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài. Các KCN, KCX đều làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn hết, dường như không có một chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài

tổng thể ở cấp quốc gia. Sự phối hợp giữa các cơ quan từ trung ương tới địa phương còn nhiều hạn chế

Nhìn chung ở giai đoạn này, hoạt động xúc tiến đầu ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả tốt nhất vì: (i) Thiếu một tổ chức xúc tiến đầu tư chuyên trách và một chiến lược xúc tiến đầu tư ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.(ii) Thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan đến đầu tư nước ngoài, thiếu nhân viên có chuyên môn và năng lực. (iii) Hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế chưa được tích cực. (iv) Chất lượng các tài liệu xúc tiến đầu tư còn thấp. (v) Thiếu nguồn lực tài chính để thực hiên các hoạt động xúc tiến đầu tư. (vi) Hiệu quả quản lý các hoạt động xúc tiến còn kém.

d. Phát triển năng lực tiếp nhận đầu tư:

(i) Cơ sở hạ tầng:

Những năm sau khi mở cửa, mọi mặt của đất nước ta đều còn hạn chế nhất là cơ sở hạ tầng. Vì vậy Việt Nam cần một thời gian đề có thể dần cải thiện, nâng cấp hệ thống nhất là hệ thống mạng lưới bưu chính viễn thông đang ngày càng phát triển ở những năm đầu của thế kỷ XX. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính viễn thông chủ yếu là:

Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Với mục tiêu tới năm 2005: tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Tới năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.

Phát triển mạng lưới bưu chính: Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức bưu chính tách khỏi viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3

km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.

Phát triển các mạng thông tin dùng riêng: Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng. Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.

Phát triển nguồn nhân lực chủ yếu: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế. Với tiêu chí tới năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

Cũng như quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 331/QĐ-Ttg ngày 06 tháng 4 năm 2004 phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ 2004 đến năm 2010 với quan điểm: (1) phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; (2) đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế; (3) đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.

Các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất - nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Sau khi đất nước thống nhất, nguồn vốn cho phát triển cảng biển vô cùng thấp. Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 được xem là quyết định quan trọng tạo bước ngoặt đầu tiên trong phát triển hệ thống cảng biển của đất nước.

(ii) Năng lực quản lý nhà nước:

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài 1987 ra đời, công tác quản lý nhà nước đối với FDI được thống nhất vào Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư (gọi tắt tiếng Anh là SCCI, được thành lập vào tháng 3/1988). Đây là một mô hình tổ chức quản lý liên Bộ, chỉ quản lý nhà nước chuyên ngành về FDI. Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất, Ủy ban họp phiên toàn thể Ban lãnh

đạo. Mọi vấn đề lớn liên quan đến FDI, dự án FDI… đều được báo cáo và thảo luận tại phiên họp. Mô hình tổ chức đó được hình thành theo định hướng “Một cửa - Một đầu mối” trong phạm vi toàn quốc đối với FDI.

SCCI tập trung vào ba công việc chính: hình thành bộ máy và cơ chế vận hành; xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy và xúc tiến đầu tư. Trong vòng hai năm từ khi thành lập, SCCI đã tiếp cận được phương thức quản lý nhà nước theo thông lệ quốc tế; nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài, soạn thảo trình Chính phủ ban hành một số Nghị định; ban hành một số Thông tư của Ủy ban; biên soạn các tư liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư...

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 56)

w