2021-2025
Vốn đầu tư trực nước ngoài (FDI) là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI, đề xuất thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau đây:
3.2.1. Nhóm xây dựng khung khổ luật pháp
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán. Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật được Quốc hội thông qua gần nhất về đầu tư, kinh doanh.
Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý các vướng mắc phát sinh theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi được cấp phép.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi như nhà ở, bệnh viện, trường học,... cho người lao động làm việc khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường.
Cần cho phép và tăng cường hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với khu vực FDI nhằm đẩy mạnh tính công khai, minh bạch của khu vực này; góp phần giám sát đánh giá mục tiêu chính sách rõ ràng để giúp đo lường hiệu quả của chính sách. Đồng thời, xác định thêm vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc góp ý xây dựng Luật, sửa đổi chính sách, kiến nghị cải cách đối với cơ quan nhà nước cũng như đề xuất, kiến nghị những chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ, quản lý, giám sát doanh nghiệp
FDI trong giai đoạn vận hành. Hơn nữa, cần nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, giải quyết các sai phạm trong thu hút FDI.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư:
a. Cải thiện cơ sở hạ tầng:
Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2030 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hýt đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
Tranh thu tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh vực cao tốc, đường sắt cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải…). Tuy nhiên cần phát huy và triển khai đồng bộ, nhanh chóng hơn để tận dụng thời điểm đang trên đà phục hồi, phát triển của kinh tế toàn cầu.
Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện - nước, tránh xảy ra tình trạng thiếu điện – nước đối với các KCN, KCX, cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng nước sạch, điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, năng lượng mặt trời...
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng (công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điển, nước độc lập). Mở rộng các hình thức cho thuê, đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển (đặc biệt là dịch vụ hậu cần) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực: văn hóa, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không đã cam kết từ khi gia nhập WTO. Xem xét ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
Cố gắng giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế - chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để có được những khoản vay, khoản viện trợ với chế độ ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất.
Tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế trong khuôn khổ WTO, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế.
Nhà nước cần điều chỉnh mức thuế lợi tức giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước sao cho chênh lệch tối ưu nhất. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì nhà nước và cơ quan chức năng cần kịp thời có các chính sách ưu đãi khác.
Chính sách ưu đãi cần hướng vào những ngành, nghề, lĩnh vực có khả năng tạo ra lợi nhuận tích cực cho nền kinh tế; tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đầu tư cho con người (y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo); logistic; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0…
Các chính sách ưu đãi hiện hành cần được điều chỉnh theo hướng chọn lọc ưu đãi dựa trên địa bàn đầu tư, chuyển dần ưu đãi dựa trên địa bàn, ưu đãi theo quy mô sang ưu đãi dựa theo ngành nghề, lĩnh vực cũng như ưu đãi dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Việc điều chỉnh các chính sách ưu đãi cần được thực hiện sớm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch thu hút đầu tư, cũng như góp phần hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương.
c. Nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước:
Thực hiện tốt phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư trực trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Quản lý tốt các dự án FDI, gắn với tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo được sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương được phù hợp, đồng thời với điều kiện cụ thể. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư; đề cao tinh thần trách
nhiệm cá nhân trong việc xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ về pháp luật, chính sách, chuyên môn làm công tác đầu tư nước ngoài, hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế. Cán bộ chủ chốt trong hoạt động kinh tế đối ngoại cần: có bản lĩnh chính trị vững vàng; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; giàu về kiến thức, thông thạo ngoại ngữ; hiểu biết pháp luật, có khả năng đàm phán quốc tế để có thể đảm bảo làm việc tốt, có hiệu quả trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước để đào tạo cán bộ chyên trách hoạt động trong lĩnh vực FDI mà còn cần gửi ra nước ngoài đào tạo, thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở các khâu mà nước ta chưa làm được tốt (như kiểm toán).
Điều chỉnh mạnh về nhân sự, nhất là cán bộ chủ chốt liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và đặc biệt trong lĩnh vực FDI. Có các đề án dài hạn về đào tạo và sử dụng cán bộ nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản và xuất thân từ những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài. Từ đó nhanh chóng tiếp cận được những kĩ năng để đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mắt và lâu dài phát triển thu hút FDI.
Tổ chức công tác đào tạo cho công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp FDI theo các chương trình phù hợp nhu cầu và triển vọng sử dụng thực tế số lao động này. Khuyến khích và có quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kĩ thuật; có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp FDI có kế hoạch đào tạo nhân công và cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Xử lý các cán bộ có thái độ, hành vi gây nhiễu, gây khó khăn cản trở đầu tư từ nước ngoài. Có chế độ phụ cấp, khen thưởng đối với những người có nhiều thành tích trong công tác đầu tư nước ngoài. Biểu dương các nhà đầu tư nước ngoài làm việc có hiệu quả và đóng góp nhiều cho Việt Nam.
3.2.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
Đa dạng hóa hình thức và phương thức xúc tiến đầu tư; trong đó, tăng cường vận động, xúc tiến đầu tư thông qua các tọa đàm, hội thảo, diễn đàn trực tuyến; Sử dụng các kênh truyền thông trong nước và quốc tế để quảng bá hình
ảnh Việt Nam là một điểm đến đầu tư tiềm năng, an toàn và hấp dẫn với những cam kết cải cách mạnh mẽ về thể chế, chính sách và môi trường đầu tư; Chuẩn hóa và cập nhật các tài liệu xúc tiến đầu tư về các chính sách mới ban hành của Việt Nam liên quan tới đầu tư nước ngoài.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, chọn lựa những cán bộ trẻ khỏe, năng động, sáng tạo, tâm huyết; đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ phụ cấp ngoài lương cho đội ngũ này yên tâm công tác lâu dài, ổn định.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu điện tử như website riêng của các KCN, KCX; in và phát hành miễn phí tóm tắt quy hoạch phát triển, chính sách thu hút FDI cho các nhà đầu tư nước ngoài, thường xuyên cập nhật các cơ chế ưu đãi mới nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm thông tin cho các nhà đầu tư.
Thành lập các Văn phòng đại diện của Trung tâm xúc tiến đầu tư tại một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…để thường xuyên bám sát các nhà đầu tư lớn. Thiết lập đội ngũ cộng tác viên với Trung tâm xúc tiến nhằm hỗ trợ các hoạt động, nhất là việc viết các dự án cơ hội, nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin.
Tăng kinh phí ngân sách cho hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh, tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên cần chọn lọc và trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải kém hiệu quả gây tốn kém và lãng phí.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng vận động tất yếu của các nền kinh tế hiện nay khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Trong xu thế hội nhập, FDI đã, đang và sẽ còn là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Khóa luận này nêu lên một số lý thuyết chung về FDI, chính sách và thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây. Khóa luận cũng nêu lên một số kinh nghiệm của một số quốc gia có khác và nêu tổng quan về yếu tố cải thiện môi trường đầu tư theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong thu hút FDI. Từ đó nêu ra những giải pháp có thể cải thiện, nâng cao khả năng thu hút FDI.
Từ khi mở cửa thu hút FDI tới nay, Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu nhất định, đó là nhờ hệ thống chính sách hiệu quả đúng đắn của Nhà nước trong ba giai đoạn: áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài (1987-2005), áp dụng Luật Đầu tư (2005-2018), áp dụng Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị (2018- nay). Những chính sách về xây dựng khung khổ pháp lý, chính sách ưu đãi, chương trình xúc tiến cùng năng lực quản lý nhà nước… đã không ngừng được cải tiến để trở thành quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nhất trong và ngoài khu vực ASEAN. Vì vậy, Việt Nam cần không ngừng thay đổi chính sách để có thể cạnh tranh trong ASEAN, đảm bảo sự bền vững của các dòng vốn FDI hiện tại. Mối quan hệ giữa FDI và PCI đã được thể hiện trong nghiên cứu, tiếp cận đất đai là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến dòng vốn đăng ký FDI vào các địa phương. Bên cạnh đó, giảm thiểu các chi phí không chính thức, chi phí thời gian và gia tăng sự năng động của lãnh đạo cũng có tác động đáng kể đến thu hút nguồn vốn FDI. Vì vậy, việc điều hành tốt các địa phương sẽ có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI gia tăng nguồn vốn đầu tư vào địa phương.
Khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót do trình độ còn hạn chế hoặc nghiên cứu chưa sâu, em mong được sự góp ý của quý thầy cô và Hội đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản hành chính nhà nước:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/ Cục Đầu tư nước ngoài, https://fia.mpi.gov.vn/
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, https://www.pcivietnam.vn/
Chính phủ, Luật Đầu tư 2005, https://thuvienphapluat.vn. Ngày truy cập 1/5/2021, link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-dau- tu-
2005-59-2005-QH11-6916.aspx
Chính phủ, Luật Đầu tư 2014, https://thuvienphapluat.vn. Ngày truy cập 1/5/2021,link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Luat-Dau-tu-2014- 259729.aspx
Chính phủ, Luật Đầu tư 2020, https://thuvienphapluat.vn. Ngày truy cập 1/4/2021,link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Dau-tu- so-61-2020-QH14-321051.aspx
Chính phủ, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, https://thuvienphapluat.vn. Ngày truy cập 2/5/2021, link:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh- nghiep/Luat-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam-1987-4-HDNN8-37468.aspx
Chính phủ, Nghị định 19, https://thuvienphapluat.vn. Ngày truy cập 15/3/2021,link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi- dinh-19-2020-ND-CP-kiem-tra-xu-ly-ky-luat-trong-thi-hanh-phap-luat-ve-xu- ly-vi-pham-hanh-chinh-434431.aspx
Chính phủ, Nghị định 31, https://thuvienphapluat.vn/. Ngày truy cập 20/06/2021,link:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-31- 2021-ND-CP-huong-dan-Luat-Dau-tu-462291.aspx
Chính phủ, Nghị quyết 50 của Bộ chính trị, https://luatvietnam.vn/. Ngày truy cập 11/5/2021, link: https://luatvietnam.vn/dau-tu/nghi-quyet-50-nq-tw- 2019-nang-cao-hieu-qua-hop-tac-dau-tu-nuoc-ngoai-den-nam-2030-176280- d1.html
Chính phủ, Nghị quyết 52 của Bộ chính trị, https://thukyluat.vn/. Ngày truy cập 20/6/2021, link: https://thukyluat.vn/vb/nghi-quyet-52-nq-tw-2019- chu-dong-tham-gia-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-67c99.html