Xu hướng vận động của dòng vốn FDI hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Không chỉ kịp thời bổ sung cho nguồn vốn trong nước, FDI còn là kênh trao đổi, chuyển giao công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến; đồng thời còn mở ra những cơ hội tiếp cận với các thị trường quốc tế. Với nhiều quốc gia đang phát triển, FDI đã vượt qua vốn ODA để chiếm tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong vốn đầu tư nước ngoài. Từ khi xuất hiện lần đầu

tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Các xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phổi chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển, các dòng vốn đầu tư tập trung vào một số ít nước. Chỉ tính riêng 10 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/3 vốn FDI. Trong khi 100 nước nhận đầu tư ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI thế giới. Tính đến năm 1998, nguồn vốn FDI từ 39.000 công ty mẹ đầu tư qua 270.000 chi nhánh ở nước ngoài đã đạt mức 2.700 tỷ USD, góp phần tạo ra 6% GDP của thế giới.

Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những năm gần đây, chiếm hơn 80% tổng giá trị FDI trên thế giới trong năm 2002: Nó đã trở thành động lực chính của là sóng FDI tăng gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân là do xu hướng hợp nhất hoặc mua lại tạo nên các công ty lớn hơn với sức cạnh tranh rất cao. Điều đó cho thấy, mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI với chiến lược toàn cầu hóa của các công ty xuyên quốc gia.

Thứ ba, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới: Mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư là lợi nhuận, do đó động cơ truyền thống của FDI những năm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ để thu lợi nhuận và những ngành sản xuất truyền thống thu hút nhiều lao động và khai khoáng chế biến nông sản của công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đầu vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vực chủ yếu, chiếm tới 70% tổng vốn FDI mặc dù tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần.

Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản chi phổi dòng vận động chính của vốn FDI trên thế giới: Trong nửa đầu thập kỷ 80, Mỹ và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu vốn FDI. Từ năm 1986 đến đầu những năm 90, Nhật Bản là nước đứng đầu trong xuất khẩu vốn với mức kỷ lục là 45 tỷ USD riêng trong năm 1991, nhưng quy mô xuất khẩu vốn FDI giảm dần trong những năm gần đây, chỉ ở mức một nửa năm 1991. Từ năm 1992 trở lại đây, Mỹ gia tăng nhanh trong việc xuất khẩu FDI ra nước ngoài và trở thành nước đứng đầu thế giới trong xuất khẩu và nhập khẩu vốn FDI.

Nhật Bản những năm gần đây đứng vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu FDI với quy mô bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm. Đầu tư của Nhật chủ yếu hướng vào Mỹ, Đông và Đông Nam châu Á. Đặc biệt, để tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc tế, các chi nhánh “Thế hệ hai” ở nước ngoài của Nhật Bản đã xuất hiện. Hiện nay có 47% chi nhánh Nhật ở Hồng Kông, 43% chi nhánh Nhật ở Singapore đã thành lập các chi nhánh ở nước ngoài.

Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia (MNCs) đóng vai trò rẩt quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, các MNCs đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất, kinh doanh trên thế giới. Khi nghiên cứu 100 MNCs lớn nhất trên thế giới mà tất cả đều thuộc các nước công nghiệp phát triển có thể thấy các MNCs này chiếm tới một phần ba toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1400 tỷ USD; sử dụng tới 72 triệu lao động, trong đó lao động ở nước ngoài là 12 triệu, chiếm tới 16%…

Toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân thúc đẩy FDI của các công ty xuyên quốc gia, nó làm tăng thêm khả năng tương tác quốc tế và tính cạnh tranh của các chủ đầu tư và nó cũng là đối tượng cạnh tranh chủ yếu của các nước đang phát triển, sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia được thể hiện ở sự gia tăng về lượng vốn FDI trên thế giới.

Thứ sáu, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á: Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn FDI thế giới, riêng năm 1994 chiếm tới 37%. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực. Điều đó chứng tỏ, vốn FDI chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao.

Thứ bảy, xu hướng chuyển dịch sản xuất và đầu tư hậu Covid 19: Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp toàn cầu đang có xu hướng tái cơ cấu chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư đế tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác và tìm kiếm các địa điếm đầu tư mới an toàn và hiệu quả.

Thị trường toàn cầu đứt gãy chuỗi cung ứng. Giới doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một

vài thị trường nên đã xuất hiện làn sóng chuyển dịch sản xuất. Lần đầu tiên người ta chứng kiến những tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới như LVMH của Pháp dùng dây chuyền sản xuất nước hoa, mỹ phẩm để sản xuất nước rửa tay khô. Nhãn hàng thời trang Prada thì sản xuất khẩu trang, áo bảo hộ y tế. Các hãng xe cũng chuyển dịch sản xuất máy thở. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dệt may như May 10 chọn phương án sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ, hay một vài công ty đã điều chỉnh dây chuyển sản xuất để tạo ra những chiếc máy thở, hỗ trợ kịp thời cho ngành y tế

Hiện đang có xu hướng dịch chuyển luồng vốn đầu tư. Xu hướng này thể hiện rõ khi Mỹ đang tìm mọi cách để thu hút các nhà đầu tư của Mỹ về nước nhằm khắc phục dịch Covid 19 và tạo việc làm. Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD để khuyến khích các doanh nghiệp của mình chuyển đầu tư về nước hoặc sang nước thứ ba. Các doanh nghiệp châu Âu cũng đang có sự dịch chuyển khi chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ đứt gãy bởi dịch Covid 19.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI

VIỆT NAM

Sau khi giới thiệu một số khái niệm cơ bản về FDI, chương 2 sẽ đề cập đến thực trạng thu hút FDI là kết quả của những chính sách đã được triển khai ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, trong khung khổ chính sách về chính sách thu hút FDI, đề tài cũng phân tích những ảnh hưởng nhất định của bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến việc thu hút FDI và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố trên cả nước thời gian qua. Các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như nguyên nhân của các vấn đề tồn tại đó trong thu hút FDI sẽ được phân tích để có cơ sở nêu ra các giải pháp giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam trong chương tiếp theo..

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút FDI ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

w