a. Nguyên nhân khách quan
Do xu thế vận động chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là chuyển vào các nước phát triển chiếm tới 60- 80%. Hơn nữa với sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực ASEAN + Trung Quốc các nước này luôn nỗ lực để tìm ra các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư. Điều này có thể làm giảm sút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.
Sự tác động của các vấn đề kinh tế chính trị khác có thể kể đến như: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Quan hệ căng thẳng Mỹ - Triều Tiên, Biểu tình ở Hong Kong hay những tác động khác của thiên nhiên như biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với dòng vốn chảy vào Việt Nam.
b. Nguyên nhân chủ quan
Những năm đầu Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài còn gặp nhiều lúng túng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ, lĩnh vực hoạt động lại rất mới mẻ nên chưa có kinh nghiệm dẫn đến nhiều hạn chế.
Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn, sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế. Hình thức đầu tư còn nghèo nàn, chưa chú trọng chuẩn bị điều kiện cho các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác như công ty cổ phần, bán hoạc sáp nhập các doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài…Khả năng góp vốn của bên Việt Nam còn thấp, thường là giá trị quyền sử dụng mặt đất.
Công tác quản lý đối với dự án đang hoạt động chưa được nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của nó. Nên khi số dự án đầu tư nước ngoài tăng nhanh, các vấn đề phát sinh nảy ra hàng ngày đã xuất hiện tình trạng lúng túng, phân công trách nhiệm không rõ ràng quản lý vừa lỏng lẻo vừa can thiệp quá nhiều vào hoạt động của doanh nghiệp.Công tác quản lý dự án sau khi được cấp giấy phép chưa được quan tâm đúng mức thậm chí còn bị buông lỏng.
Hạn chế về nguồn nhân lực: kĩ năng, thái độ,... Lực lượng lao động tuy nhiều nhưng trình độ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư. Chúng ta chưa có chiến lược dài hạn và chính sách cụ thể về đào tạo lại cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đó. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn phát huy hiệu quả.
Nhận thức của các cấp, các ngành và của xã hội còn chưa đầy đủ, nhất quán dẫn đến thu hút đầu tư nước ngoài còn thiếu chọn lọc. Tư duy và định hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiếu đồng bộ, các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn.
Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả. Nhiều nơi còn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo còn bất cập. Thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa nghiêm và chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
* Nguyên nhân liên quan thiết kế chính sách và thực thi chính sách:
Thiết kế chính sách: thứ nhất, chưa nhất quán giữa các mục tiêu của chính sách ưu đãi thu hút FDI và biện pháp thực hiện; thứ hai, các chính sách ưu đãi thu hút được áp dụng chung cho toàn bộ các tỉnh thành, chưa dựa trên lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa phương; thứ ba, các chính sách ưu đãi thu hút còn phức tạp, chồng chéo, nằm rải rác ở nhiều văn bản luật pháp khác nhau.
Thực thi chính sách: thứ nhất, không theo dõi quá trình thực hiện chính sách; thứ hai, chưa thực hiện đánh giá tác động đầy đủ của chính sách; thứ ba, các thủ tục để được nhận ưu đãi chưa minh bạch, vẫn còn cơ chế xin cho.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM