a. Xây dựng khung khổ pháp lý:
Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư (chung), thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước. Luật Đầu tư chung là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) được soạn thảo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật này được gọi là Luật Đầu tư chung bởi cùng lúc thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật Đầu tư chung đã tạo ra một mặt bằng pháp lý chung về đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, theo đó mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2014, Quốc hội sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư 2014, tạo một bước đột phá về tư duy, doanh nghiệp và nhà đầu tư được làm những gì mà pháp luật không cấm. Những nội dung của Luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật đầu tư hiện nay luôn là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm đổi mới của Ðảng về kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Theo đó, tư tưởng chỉ đạo nhất quán là thông qua việc xây dựng và hoàn thiện Luật Ðầu tư để tạo dựng khung pháp lý ngày một rõ ràng, thông thoáng, thuận lợi hơn cho đầu tư và kinh doanh, tăng cường sự liên kết giữa kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với kinh tế trong nước, xây dựng một khung pháp lý thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, tiếp tục được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, và nhất thiết phải phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như bối cảnh quốc tế và thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b. Chính sách ưu đãi:
Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm đồng bộ với các quy định của WTO, các chính sách ưu đãi của Việt Nam đã có sự thống nhất và không còn phân biệt giữa hai nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam thuộc các ngành nghề và địa điển ưu đãi đầu tư thì được hưởng các ưu đãi, cụ thể:
Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6000 tỷ đồng trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đâu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đầu tư cho dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng 500 lao động trở lên ( không bao gồm lao động không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng ). Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
Còn những ưu đãi về thuế, cụ thể là:
(i) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bên cạnh việc giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN (giai đoạn 2004-2008 là 28%, giai đoạn 2009-2013 là 25%, giai đoạn 2014-2015 là 22% và từ ngày 1/1/2016 đến nay là 20%), việc quy định ưu đãi thuế TNDN ở mức cao đối với một số lĩnh vực mũi nhọn cần khuyến khích đầu tư đã góp phần thu hút đầu tư, khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN tăng tích lũy, tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
(ii) Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu:
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư. Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổi trong các năm 2001, 2005 và 2016.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, để hỗ trợ doanh nghiêp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Chính sách miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo nghị định 210/2013/NĐ-CP: Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước cho dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp Nhà nước đối với dự án đầu tư đó.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với nhiều ưu đãi.
Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định 13 nhóm lĩnh vực và 3 loại địa bàn khuyến khích đầu tư và giao cho Chính phủ quy định cụ thể các lĩnh vực, địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Theo đó, mức độ ưu đãi về thuế cụ thể được quy định trong pháp luật thuế.
c. Xúc tiến đầu tư:
Ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 03/2014/QĐ- TTg ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Mỗi tỉnh đều có trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh thuộc Sở KH&ĐT hoặc Ban quản lý KCN. Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: (i) Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ và hàng năm; (ii) Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư; (iii) Điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư; (iv) Theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình và hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư; (v) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân trong hoạt động xúc tiến đầu tư.
d. Phát triển năng lực tiếp nhận đầu tư:
(i) Cơ sở hạ tầng:
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu
đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển. Vì vậy, Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được ban hành. Với các chính sách, mục tiêu chủ yếu là:
Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước. Dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.
Thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhưng hơn hết, cần tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm:
Về hạ tầng giao thông: bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.
Về hạ tầng cung cấp điện: bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng CNH-HĐH đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện.
Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu: bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực đã được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức… Hệ thống văn bản này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực đã từng bước hoàn thiện
theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta bao gồm các bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ... Việc làm sử dụng lao động phổ thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn. Do đó, Chính phủ đã ban hành quyết định: thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020:
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng bộ tiêu chí về phát triển nhân lực và sáng tạo của các địa phương và cấp quốc gia. Đánh giá và công bố hàng năm sự phát triển nhân lực theo bộ tiêu chí này.
Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực trên cơ sở quản lý của nhà nước và giám sát của xã hội. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm chuyển mạnh hệ thống đào tạo sang hoạt động theo cơ chế đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xây dựng những quy chế, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp …).
Sau khi gia nhập WTO, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách để đầu tư cho hệ thống cảng biển tại Việt Nam phát triển rất mạnh. Với sự tham gia của các hãng tàu lớn trên thế giới, hàng loạt cảng biển liên doanh ra đời đã làm thay đổi bộ mặt hệ thống cảng biển Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống cảng biển chuyên dùng cũng thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách đáng kể với việc hình thành cảng cụm công nghiệp hiện đại, quy mô lớn như khu kinh tế Nghi Sơn, Dung Quất, Trà Vinh.... đánh dấu thành quả đáng kể trong việc thu hút, quản lý và sử
dụng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành hàng hải Việt Nam.Từ năm 2005, Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động cảng biển tại các khía cạnh như xây dựng văn bản pháp luật, quản lý hành chính và quản lý khai thác cảng biển. Giai đoạn này đã phân tách rõ rệt giữa quản lý hành chính và quản lý kinh doanh khai thác cảng. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam được thông qua ngày
14/06/2005, đã phát huy được tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam.
Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009: Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014: Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Từ đó, tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; hình thành những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển.
Chính phủ đã dồn sức để huy động nhiều nguồn vốn hơn nữa, thiết kế ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng, các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư và mở rộng. Mặc dù cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên, cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thông… vẫn còn yếu. Vì vậy, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông cần tập trung vào việc kết nối các ngành công nghiệp đang phát triển và giảm bớt tắc nghẽn giao thông và ùn tắc giao thông. Hơn nữa, các nỗ lực cần tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng điện và đa dạng hóa các nguồn năng lượng khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện.
(ii) Năng lực quản lý nhà nước:
SCCI và Ủy ban kế hoạch nhà nước hợp nhất thành Bộ KH&ĐT, chủ trương phân cấp quản lý được thực hiện quản lý Nhà nước về FDI về UBND cấp tỉnh, thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp, công nghệ cao, khu kinh tế. Theo đó, từ 2006 Chính phủ đã giao cho UBND các tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cấp phép các dự án FDI, đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở ý kiến của các Bộ liên quan.
Các Bộ phận thuộc Bộ trực tiếp quản lý các hoạt động FDI trong phạm vi cả nước là Cục Đầu tư nước ngoài và Vụ quản lý các Khu Kinh tế…Theo đó, Cục Đầu tư nước ngoài theo dõi trực tiếp tình hình hoạt động FDI ngoài các khu kinh tế và có trách nhiệm tổng hợp chung tình hình, kết quả hoạt động FDI trong toàn quốc, bao gồm của cả các khu kinh tế. Vụ quản lý các Khu kinh tế theo dõi và tổng hợp tình hình FDI tại các khu này.
Nội dung quản lý Nhà nước đối với FDI bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách, định hướng cho các hoạt động đầu tư. (ii) Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế quản lý đầu tư như Luật đầu tư, Luật thuế...
(iii) Hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. (iv) Cấp và thu hồi giấy phép. (v) Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. (vi) Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tư trực tiếp