Những ưu điểm và nhược điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 28 - 30)

nhiều cơ hội việc làm trong thời gian qua, từ đó đưa ngành vận tải trở thành yếu tố quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả tình trạng đói ngh o, thất nghiệp. Đồng thời, đây còn là phương thức góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường.

Dưới đây là những vai trò cụ thể đối với xã hội, kinh tế, chính trị và đối nội-đối ngoại:

Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hộ i việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm

việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, có thể thấy rằng, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề “nhức nhối” của xã hội như đói ngh o, thất nghiệp, góp phần tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc.

Đối với kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm

chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác. Đây quả thực là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, từ đó mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện hình thành và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó.

Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương

thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.

1.3.4. Những ưu điểm và nhược điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển biển

* Đặc điểm của vận tải đường biển có những ưu điểm vượt trội như sau:

Vận chuyển bằng đường biển có thể phục vụ để chuyển chở bất kỳ loại hàng hóa nào với mọi khối lượng khác nhau.

Các tuyến vận tải đường biển đa số là tự nhiên và được khai thác một cách hợp lí mà không mất phí thi công, tu sửa hay lắp đặt.

Năng lực chuyển chở của ngành vận tải biển là rất lớn.

Hình thức vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác.

20

Vận chuyển bằng đường không sẽ có hạn chế về kích thước và khối lượng lô hàng, vận chuyển về đường tàu hỏa sẽ có hạn chế về thời gian hay như vận chuyển bằng đường bộ sẽ hạn chế về khối lương lô hàng và cả thời gian với những tuyến đường dài.

* Ngoài việc sở hữu những thế mạnh về tự nhiên như đã nói thì vận tải đường biển vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu, chưa phát huy được hết khả năng sẵn có, cụ thể như là:

Đơn vị vận chuyển hàng hóa chưa có kinh nghiệm đi biển dài ngày nên khi sự cố chẳng may xảy ra sẽ không biết cách xử lý nên rất bất tiện và nguy hiểm trong quá trình vận tải.

Mỗi quốc gia đều có luật hàng hải khác nhau, không đồng nhất nên đôi khi việc hoàn thành thủ tục, giấy tờ để xuất nhập khẩu là rất khó khăn. Đó là chưa kể, người vận chuyển còn gặp phải những rắc rối tại các quốc gia, từ đó gây ra một số xung đội không đáng có về Chính trị.

Vận chuyển hàng hóa có giá cước rẻ nhưng thời gian di chuyển lại khá lâu và tùy vào vị trí địa lý xa hay gần, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, từ đó khiến hàng hóa bị hư hại hoặc đến nơi giao nhận hàng trễ.

1.3.5. Chứng từ giao nhận hàng hóa bằng đường biển Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản cho người chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan. Tờ khai hải quan được xuất trình trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia.

Theo thông lệ quốc tế cũng như pháp luật tại Việt nam thì tờ khai hải quan là quy định bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc gia. Đối với mọi hành vi vi phạm cũng như không khai báo trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo pháp luật hiện hành.

Hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoải thuận giữa bên A và bên B. Theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu vào tài sản gọi là hàng hóa. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

Hiện tại tất cả các doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn….) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.

21

Bản kê chi tiết hàng hóa (cargo list)

Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.

Các chứng từ lên qua đến tàu và cảng

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. Người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

- Chỉ thị xếp hàng (shipping note) - Biên lai thuyền phó (Mate's receipt)

- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) - Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest) - Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet) - Sơ đồ xếp hàng (Ship's stowage plan)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - Phiếu đóng gói (Packing list)

- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) - Chứng từ bảo hiểm

Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu

Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường : Biên bản kết toán nhận hàng với tàu, biên bản kê khai hàng thừa thiếu, biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ, biên bản giám định phẩm chất, biên bản giám định số trọng lượng, biên bản giám định của công ty bảo hiểm, thư khiếu nại, thư dự kháng…

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)