lai
Với tiềm năng đã có như là đối tác chiến lược của các công ty lớn như DHL, DSV, Semiens…công ty mong muốn được mở rộng nhiều hơn những mối quan hệ với các công ty logistics khác trong nước và trên trường quốc tế. Từ đó nhằm khằng định được lợi thế của công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty khác cùng lĩnh
40
vực. Cạnh tranh nhưng không có nghĩa là phải làm một công ty phải biến mất, mà hãy hợp tác để cùng nhau phát triển, xây dựng công ty ngày càng trở nên lớn mạnh và có tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty mong muốn đào tạo ra những đội ngũ nhân viên chất lượng nhất, và luôn tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được thực tập và trải nghiệm thực tế các quy trình làm việc của ngành logistics. Sau này chính bản thân các bạn có thể được làm việc lâu dài tại công ty hay cũng được giới thiệu làm tại các công ty khác là đối tác chiến lược của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ.
Logistics là ngành non trẻ và đang có xu hướng tăng cao ở Việt Nam, vì vậy công ty muốn phát triển được thì đầu tiên phải biết quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật trong nước cũng như các quy định chung khi tham gia vào chuỗi logistics toàn cầu quốc tế. Trên thương trường phải biết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhân lực công ty phải được đào tạo bài bản và biết linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tương lai mong muốn của công ty sẽ là một trong những công ty đi đầu, là đối tác chiến lược của các công ty khác và khẳng định mình trên lĩnh vực Logistics.
2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ
2.2.1. Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ Cổ phần Tiếp vận NMQ
Giai đoạn 2018-2020, doanh thu dịch vụ được đóng góp bởi những nhân tố chính sau đây: cung cấp dịch vụ logistics như cước vận chuyển, làm thủ tục hải quan, cước lưu kho… và cung cấp các giấy tờ thủ tục chuyên ngành khác. Các yếu tố này xây dựng và phát triển tạo nên 1 cơ cấu doanh thu vững chắc cho NMQ. Dưới đây là bảng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ :
41
Bảng 2.2. Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng đƣờng biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ
(Đơn vị: VNĐ) Năm 2018 2019 2020 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu GN hàng NK 31,043,051,492 70 29,603,349,715 73 29,219,387,811 75 Doanh thu GN hàng XK 13,304,164,925 30 10,949,184,141 27 9,739,795,937 25 Tổng doanh thu 44,347,216,417 100 40,552,533,856 100 38,959,183,748 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhận xét : Doanh thu giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu đường biển có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2020 là bởi vì ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19 và một số những lí do khác như rủi ro khi trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường biển hay như khối lượng hàng về không ổn định (lúc nhiều hàng, lúc ít hàng) từ phía khách hàng…
Từ bảng biểu trên ta có thể thấy khối lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 70% trên tổng doanh thu, khối lượng hàng xuất chiếm ít hơn (chiếm tỷ trọng 30% trên tổng doanh thu) :
- Giai đoạn 2018 – 2019 tổng doanh thu giảm 3,794,682,561VNĐ, thời điểm 2018 công ty ký kết hợp đồng với công ty Piaggio Việt Nam và mở rộng kinh doanh khiến số lượng hàng tăng mạnh. Sau đó có xu hướng giảm do số lượng hàng 2019 bị chững lại và công ty cũng tiến hành thanh lý hợp đồng với khách hàng. Không kể cuối năm 2019 là thời điểm bùng phát dịch Covid –19 khiến các doanh nghiệp logistics nói chúng và công ty NMQ đã bị ảnh hưởng không nhỏ, khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ.
- Giai đoạn 2019 – 2020 tổng doanh thu giảm 1,593,350,108 VNĐ do dịch ảnh hưởng Covid -19 khiến 100% công ty làm online và có giai đoạn phải giãn cách xã hội khiến các doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động. Số lượng đơn hàng giảm mạnh
42
cũng do ảnh hưởng của đợt dịch này. Nhưng công ty NMQ vẫn cố gắng phát huy và vượt qua đại dịch để tổng doanh thu vẫn giữ ở mức khá ổn định với tỷ trọng nhập khẩu đường biển tăng từ khoảng 73% - 75%.
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển qua các năm (2018- 2020)
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu) Số lượng hàng nhập khẩu qua các năm từ 2018 đến năm 2020 có xu hướng tăng đều qua các năm. Lý giải cho sự gia tăng này, là do mỗi năm công ty đều tăng số lượng container và mở rộng kinh doanh dịch vụ Logistics dù cả đất nước đang gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19.
2.2.2. Khối lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ Cổ phần Tiếp vận NMQ
Khối lượng vận tải được chia làm 2 đơn vị tính: Đơn vị CMB dùng khi đo khối lượng vận tải hàng lẻ, dùng đơn vị TEU khi tính khối lượng hàng nguyên container.
a, Vận chuyển đường biển hàng hàng lẻ (Less than Container Load - LCL/LCL)
Hàng lẻ là những hàng đến từ nhiều chủ hàng khác nhau. Do số lượng hàng hóa ít để tiết kiệm chi phí thuê container, doanh nghiệp sẽ thuê NMQ Logistics. Khi đó, NMQ Logistics sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung tại kho C.F.S vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.
Trong 3 năm giai đoạn 2018-2020, khối lượng hàng hóa tăng dần theo các năm ngoài sức mong đợi của NMQ Logistics. Mặc dù thị trường nhiều biến động, khó khăn
70 17 10 3 2018 Đường biển Đường hàng không Đường bộ Khác 73 13.6 13 0.4 2019 Đường biển Đường hàng không Đường bộ Khác 75 13 10 2 2020 Đường biển Đường hàng không Đường bộ Khác
43
chồng khó khăn nhưng nhìn kết quả dưới đây cho thấy NMQ Logistics đã vượt qua khó khăn thử thách để đạt được con số khá cao.
Bảng 2.3. Khối lƣợng hàng hóa LCL xuất- nhập khẩu vận chuyển đƣờng biển giai đoạn 2018 - 2020
(Đơn vị: CMB ) CMB=( Chiều dài* chiều rộng* chiều cao)* số kiện hàng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Năm 2019 so với 2018 Năm 2020 so với 2019 Khối lượng Tỷ lệ % Khối lượng Tỷ lệ % Khối lượng Tỷ lệ % Chênh lệch Chênh lệch Hàng xuất 14.6 41.24 14.0 41.84 14.5 40.62 - 0.6 0.5 Hàng Nhập 20.8 58.76 18.9 58.16 21.2 59.38 - 1.9 2.3 Tổng 35.4 100 32.9 100 35.7 100 - 2.5 2.8
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhận xét : Từ bảng trên ta có thể thấy Công ty phần lớn vận chuyển khối lượng hàng lẻ là hàng hóa nhập khẩu. Năm 2018 do mở rộng kinh doanh khiến khối lượng hàng vận chuyển cũng nhiều hơn (hàng LCL có khối lượng ở mức trung bình 35.4 CMB) sau đó co xu hướng giảm xuống 32.9 CBM năm 2019 nhưng không đáng kể do một số lí do đã nêu ở trên.
Giai đoạn 2019 – 2020, khối lượng hàng LCL đã tăng lên từ 32.9 CBM lên 35.7 CBM do số lượng hàng khách đặt đã tăng lên, một phần cũng nhờ một số khách hàng mới mà công ty đã hợp tác kí kết hợp đồng thành công.
b, Vận chuyển đường biển hàng hàng container (Full Container Load – FCL/FCL)
Hàng năm, khối lượng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng trên 10,000 TEUS, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong giai đoạn 3 năm trở lại đây, khối lượng hàng nguyên container giao nhận đường biển của công ty như sau:
44
Biểu đồ 2.2: Sản lƣợng hàng nguyên container đƣờng biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ giai đoạn 2017 - 2019
( Nguồn : Phòng Xuất Nhập Khẩu )
Qua biểu đồ trên ta thấy trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận tăng đều qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2019 đã có mức tăng ấn tượng cụ thể gần 15,000 TEUS đối với hàng nhập và hơn 10,000 TEUS đối với hàng xuất.
đây có điểm đáng chú ý là sản lượng nghiêng về hàng nhập khẩu, có nghĩa là công ty đã tận dụng được việc Việt Nam là một nước nhập siêu để tìm kiếm khách hàng đem lại doanh thu cho mình. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần phải cân bằng cơ cấu giao nhận giữa hàng nhập và hàng xuất. Bởi dù sao tiếp cận khách hàng trong nước cũng dễ dàng hơn đối với người gian nhận.
2.2.3. Thị trường giao nhận
Tính đến tháng 12 năm 2020, thị trường giao nhận hàng hóa của NMQ Logistics tương đối đã có mặt tại tất cả các châu lục nhất là các thị trường có kinh tế hoạt động sôi nổi như Châu Á, thị trường Châu Âu .... Tuy nhiên, NMQ Logistics nhận thấy thị trường Châu Á là một thị trường tiềm năng hơn cả bởi nơi đây thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, giao thông đường biển kết nối nhiều quốc gia và lượng hàng chuyên chở khu vực này luôn là con số khổng lồ.
45
Bảng 2.4. Cơ cấu thị trƣờng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ năm 2020
Đơn vị : VNĐ Thị trƣờng 2020 Doanh thu % Thái Lan 15,194,081,662 52 Trung Quốc 8,181,428,587 28 Nhật bản 1,607,066,330 5.5 EU 3,418,668,374 11.7 Thị trƣờng khác 818,142,859 2.8 Tổng 29,219,387,811 100
(Nguồn : phòng Xuất nhập khẩu)
Nhận xét :
Thị trường chính trong giao nhận hàng hóa của công ty là Thái Lan với tỷ trọng chiếm 52% vào năm 2020 tương ứng với 15,194,081,662 đồng. Do Thái Lan. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Thái Lan là điểm sáng ấn tượng trong quan hệ song phương. Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN trong khi Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ nhất của Thái Lan trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt 17 tỷ USD, hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD. Do vậy công ty NMQ Logistics đã biết tận dụng cơ hội để có thể có được những hợp đồng lớn từ phía đối tác khách hàng để khai thác lợi thế từ phía thị trường này.
Xếp thứ hai là thị trường Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 28% ứng với 8,181,428,587 đồng năm 2020, do đây là thị trường lớn trên trường quốc tế, bất cứ đâu chúng ta có thể bắt gặp những sản phẩm được sản xuất ở thị trường này.
Xếp vị trí thứ ba là thị trường EU, chiếm tỷ trọng chiếm 11.7% ứng với 3,418,668,374 đồng. Đây là thị trường tiềm năng để công ty NMQ Logistics có thể khai thác được lợi thế lớn và là mục tiêu để phát triển công ty trong tương lai. Công ty đã hợp tác và ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng lớn như Siemens, Tập đoàn ABB, Piagio… có chi nhánh tại Việt Nam và phần lớn những công ty này đều cần những nguyên vật liệu ngay từ chính trụ sở chính của các Tập đoàn lớn tại nước ngoài mà công ty làm chi nhánh.
Cuối cùng là Nhật Bản và một số thị trường khác chiếm tổng tỷ trọng là 8.3% ứng với 2,425,209,188 đồng. Phần lớn là các hàng hóa từ đây xuất xứ chủ yếu thuộc loại
46
hình kinh doanh để sản xuất và nằm trong các thị trường kể trên và còn nhiều tiềm năng để phát triển
2.2.4. Cơ cấu hàng hóa giao nhận
Hàng hóa giao nhận tại NMQ Logistics là những hàng hóa không thuộc danh mục cấm của nhà nước, các hàng hóa có điều kiện như yêu cầu có giấy phép, yêu cầu có kiểm chứng chất lượng trước khi đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo an ninh chính trị và đảm bảo một số yêu cầu khác mà Nhà nước quy định.
Các hàng hóa giao nhận tại công ty thuộc nhiều loại hình như :
A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng : Chủ yếu nhập khẩu hàng nhựa dùng cho sản xuất ô tô Vinfast của công ty Faurecia Inteior Systems Việt Nam từ công ty Faurecia Interior System (Thailand), các hàng hóa về hóa chất của công ty Nippon Sanso Viêt Nam…
A12 - Nhập kinh doanh sản xuất: Cũng chủ yếu nhập khẩu hàng nhựa dùng cho sản xuất ô tô Vinfast của công ty Faurecia Inteior Systems Việt Nam từ công ty Faurecia Interior System (Thailand), hàng dùng cho sản xuất của Piaggio – xe máy, vespa,…
A41 - Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu trong cùng một hệ thống tổ chức của Siemens là các thiết bị điện, tự động hóa…
Một số loại hình khác như tạm nhập, tái xuất hay tái nhập tạm xuất từ bên công ty Nippon Sanso Việt Nam, nhập khẩu dầu (làm mát, máy biến thế ) hay một số hàng nhập là ắc quy của một số công ty Hàn Quốc, Vestas – nhà thầu phụ cho các linh kiện gió…
Dưới đây là bảng cơ cấu giao nhận hàng hóa của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ
Bảng 2.5. Cơ cấu hàng hóa giao nhận nhập khẩu đƣờng biển tại NMQ
Máy móc, thiết bị phục vụ cho kinh doanh sản xuất Hàng tiêu dùng Hàng tạm xuất tái nhập, tái nhập tạm xuất, phi mậu dịch...
Lĩnh vực khác
47
Nhận xét: Ta có thể thấy rằng phần lớn công ty đều chủ yếu giao nhận các mặt hàng liên quan đến máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp nhập khẩu(chiếm tỷ lệ 40.3%), xếp sau đó là hàng tiêu dùng chiếm 28.5%. Các doanh nghiệp nhập khẩu như Faurecia, Siemens hay Nippon Sanso thì đều có các mặt hàng tái xuất tạm nhập, tạm nhập tái xuất, do đó các mặt hàng này chiếm tỷ lệ khá thấp là 8.9%. Các lĩnh vực khác xếp thứ ba với tỷ lệ 22.3%.
2.2.5. Quy trình thực tế giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Công ty
Dưới đây là sơ đồ quy trình thực tế giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ đã qua khảo sát và tài liệu của công ty mà em khai thác được :
2.2.5.1. Sơ đồ quy trình dịch vụ xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ
Sơ đồ 2.1. Quy trình dịch vụ Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ
(Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu)
* Giai đoạn 1 : Tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng kinh doanh
Công ty chủ động tìm kiếm khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau như các trang web cung cấp thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ sales xuất nhập khẩu, tư vấn trực tiếp đối với các nguồn khách hàng có sẵn.
Hợp đồng được ban quan trị công ty soạn thảo, phê duyệt và điều chỉnh trong quá trình đàm phán với phía doanh nghiệp khách hàng.
Giai đoạn 1 : Tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng
Giai đoạn 2 : Tư vấn thủ tục hải quan
Giai đoạn 3 : Dịch vụ thủ tục hải quan
48
Công ty thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng sau khi cả hai bên đạt được thảo thuận mong muốn cũng như được đáp ứng được các yêu cầu công ty đối tác đưa ra.
Sau khi đã đi đến thỏa thuận, hai bên sẽ ký kết hợp đồng kinh doanh. * Giai đoạn 2 : Tư vấn quy trình xuất nhập khẩu
Mỗi doanh nghiệp khách hàng sản xuất, kinh doanh một lĩnh vực khác nhau, vì vậy công ty dựa trên các thông tin tài liệu, thực tế doanh nghiệp khách hàng cung cấp về hàng hóa để phân loại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Công ty tiến hành phân loại hàng hóa, xây dựng quy trình thủ tục hải quan đối với từng loại mặt hàng, tư vấn dẫn chứng các quy định của pháp luật về từng loại danh mục hàng hóa để khách hàng nắm được các thủ tục cần thiết đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
* Giai đoạn 3 : Nhận thông tin lô hàng từ khách hàng
Trường hợp công ty là đại lý hải quan cho khách hàng (chủ hàng), công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý hải quan để tiến hành các công