Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 87 - 99)

Trước mắt Chính phủ cho rà soát và có biện pháp kiểm soát các chi phí liên quan đến các khoản phí và phụ thu tại các cảng biển Việt Nam. Cần có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giảm lệ thuộc vào sự độc quyền của các hãng vận tải tàu biển quốc tế khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Tăng cường năng lực hoạt động cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics trong nước thông qua việc thúc đẩy phát huy hiệu quả hơn vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề.

Đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng, những tuyến đường bộ nối vào các cảng biển ở TP. Hải Phòng cũng như các cảng khác trên cả nước để làm giảm tình trạng tắc nghẽn

79

đường vào thời gian cao điểm. Phát triển hệ thống cảng biển, có những chính sách khuyến khích đầu tư cho ngành vận tải đường biển.

Đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cảng biển hơn nữa. Nhà nước cần phải có các chính sách xây dựng cảng biển, cầu cảng phù hợp để có thể phân bổ lượng hàng hóa cho phù hợp. Hiện nay, số lượng hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với các cảng biển.. Cần phải có các chính sách để phát triển hệ thống bốc dỡ còn nghèo nàn, lạc hậu. Phân bổ lượng hàng

Hơn nữa, nhà nước cần phải có các chính sách để xây dựng các cảng biển có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn hiện nay. nước ta hiện nay không có một cảng biển trung chuyển tầm cỡ khu vực, chính điều này khiến hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng Singapore và Malaysia, làm tăng thời gian vận chuyển từ đó làm tăng chi phí vận tải lên đến 20%.

Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy và có những chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, tạo điều kiện cho các công ty giao nhận ngày càng phát triển.

Đơn giản hóa và đồng bộ hóa các thủ tục làm chứng từ để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng chậm trễ trong việc giao nhận hàng hóa.

Có những chính sách chặt chẽ hơn trong việc xử lý chống tham nhũng.

Trong dài hạn, VCCI cho rằng, Chính phủ cần quy hoạch lại hệ thống logistics ở Việt Nam nhằm phát huy hết công suất các cảng biển thông qua cải thiện kết nối. Cần có các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế theo các cụm ngành/cụm liên kết giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như trong quá trình phân phối hàng hóa đầu ra làm sao có thể rút ngắn nhất được thời gian, không gian khi vận chuyển, lưu kho...

Về cơ bản, hiện nay hệ thống pháp luật của nước ta liên quan đến logistics tương đối hoàn chỉnh. Vấn đề chúng ta cần phải quan tâm hiện nay là đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng và nhất quán từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực thi các thể chế, chính sách này để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh

80

dịch vụ logistics.Bên cạnh đó hiện nay, ngành dịch vụ giao nhận của nước ta phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp trên thế giới và luật pháp trong nước, điều này dẫn đến sự chồng chéo khiến cho các doanh nghiệp không hiểu rõ, thiếu sự thống nhất khiến cho việc áp dụng luật tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận trở lên vô cùng khó khăn. Vì vậy, cơ quan luật nên có các văn bản luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn luật cụ thể, cập nhật sớm tại một địa chỉ thống nhất để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, áp dụng

* Kiến nghị với cơ quan Hải quan :

Xóa bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết những vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Điều này góp phần giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho tất cả các bên. Hiện nay, thủ tục hải quan vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: văn bản còn quá dài, nhiều từ ngữ khó hiểu gây nhầm lẫn dẫn đến việc không đồng nhất giữa cơ quan hải quan và các doanh nghiệp về mã HS. Vì vậy, cơ quan hải quan và doanh nghiệp phải tiến hành trao đổi với nhau nhiều lần gây mất thời gian và làm chậm thời gian giao nhận hàng hóa.

Khi được phân công nhiệm vụ, cán bộ Hải quan phải nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ nhận hàng của doanh nghiệp, tránh tình trạng lưu kho, lưu bãi.

Khi hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai và chỉ ra cái sai cụ thể cho doanh nghiệp khi làm thủ tục khai hải quan cũng như thanh lí tại cổng hải quan. Hiện nay, mặc dù đã áp dụng khai báo hải quan điện tư để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp. Nhưng đối với các loại hàng hóa phải thực hiện phân tích phân loại thì việc phân tích và phân loại hàng hóa có thời gian phân tích mẫu quá dài, các quy định về thủ tục hủy tờ khai, sửa tờ khai chưa được rõ ràng dẫn đến việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu chậm (thủ tục hải quan cho xuất khẩu trung bình mất 4 ngày,

cao gấp 2 lần so với bình quân khu vực, thủ tục nhập khẩu trung bình là 4 ngày trong khi bình quân khu vực chỉ có 3 ngày). Việc thông quan hàng hóa chậm ảnh hưởng đến

việc giao nhận hàng hóa từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn một số cán bộ hải quan có trách nhiệm chưa cao, thiếu kiến thức chuyên môn, vẫn còn tình trạng tiêu cực gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có các chính sách để giảm thiểu và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ hải quan.

81

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra được mục tiêu và định hướng phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam nói chung và của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ nói riêng trong giai đoạn 2022 – 2027. Các mục tiêu và định hướng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Cổ phần Tiếp vận NMQ. Hơn nữa, từ những hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng của công ty được nêu ra ở chương 2 thì chương 3 đã đưa ra được các giải pháp khắc phục và thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty và đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan Hải quan. Từ những giải pháp đưa ra sẽ giúp cho Cổ phần Tiếp vận NMQ nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, đưa hình ảnh, thương hiệu và uy tín của công ty đến gần hơn với khách hàng.

82

KẾT LUẬN

Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa thế giới, sự liên kết giữa các khu vực với nhau trong ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước, đặc biệt là thương mại quốc tế. Vì vậy, để đứng vững trên trường quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp Logistics, người khai báo hải quan, người giao nhận phải có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực giao nhận vận tải, hiểu biết các cảng biển. Công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, đưa ra các định hướng, chính sách phát triển mới để phù hợp với các yêu cầu ngày càng cao của cá khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quy trình giao nhận hàng bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục. Khóa luận tốt nghiệp em đã phân tích, làm rõ:

Thứ nhất, qua tìm hiểu, khóa luận tốt nghiệp trình bày khái quát cơ sở lý luận về các khái niệm liên quan đến nhập khẩu, dịch vụ giao nhận hàng hóa. Mở đầu chương 2 của bài khóa luận tốt nghiệp là quá trình thành lập và phát triển của Cổ phần Tiếp vận NMQ, giới thiệu về bộ máy quản lý và cách thức hoạt động của nó. Đồng thời cũng đã đưa ra thực trạng công tác kế toán thu – chi của Cổ phần Tiếp vận NMQ cụ thể thông tình hình thu, chi dịch vụ trong những năm gần nhất là giai đoạn năm 2017 đến 2019.

Thứ hai, bài chuyên đề khóa luận tốt nghiệp đã làm rõ quy trình giao nhận hàng

hóa bằng đường biển qua các bước nghiệp vụ được thể hiện bằng những hình ảnh, sơ đồ, các bộ chứng từ thực tế tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ. Từ đó đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong quy trình giao nhận và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ ngày càng phát triển bền vững trong tương lai, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

Thứ ba, rút ra được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, bài học để trau dồi bản thân

và định hướng được công việc sau này.

Trong quá trình viết chuyên đề khóa luận và tìm hiểu thực tiễn tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên chuyên đề khóa luận tốt nghiệp vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để bài khóa luận thêm phong phú, khoa học và có giá trị thuyết phục trong thực tiễn.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản hành chính Nhà nƣớc

1. Quốc hội (1997), Luật thƣơng mại Việt Nam, Công Báo Chính phủ. 2. Quốc hội (2005), Luật thƣơng mại Việt Nam, Công báo Chính phủ. 3. Quốc hội (2014), Luật Hải quan, Công báo Chính phủ.

4. Chính phủ (2017), Nghị định số 163/2017/NĐ –CP ngày 30/12/2017 – Quy

định về kinh doanh dịch vụ Logistics, Công báo Chính phủ.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 - Danh mục

hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Công báo Chính phủ.

6. Bộ Tài Chính (2015), Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 - Quy định

về thủ tục Hải Quan; kiểm tra, giám sát Hải Quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Công báo

Chính phủ.

7. Thủ Tướng (2014), Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/08/2014 – Phê duyệt

quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, Công báo Chính phủ.

8. Thủ Tướng (2021), Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 – Sửa đổi, bổ

sung quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Công báo Chính phủ.

Tài liệu sách, báo

9. Bộ Công Thương (2020), Báo cáo Logistics năm 2020, NXB Công Thương, Hà Nội.

10.Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên) & Hoàng Văn Châu Nguyễn Như Tiến & Vũ Sỹ Tuấn (2005), Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thƣơng ,NXB Lý

luận chính trị, Đại học Ngoại thương.

11.Lâm Thị Hậu (2020), khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển tại Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Vàng”, Học viện Chính sách và Phát triển.

12.Vũ Thị Bảo Hồng (2014), khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đƣờng biển tại công ty TNHH Dịch vụ Vận tải và Thƣơng mại Việt Hoa”, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ

84

13.Đại học kinh tế quốc dân, Những lý luận cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu, lấy từ: URL: http://thuvienso.apd.edu.vn/ [trích dẫn ngày 27/05/2021].

Các tài liệu từ Website

14.Nguyễn Hải (2014), “Thủ tục hải quan còn nhiều tồn tại, hạn chế”, Báo công thƣơng, http://sctyenbai.gov.vn/vi/content/news/thu-tuc-hai-quan-con-nhieu-ton- tai-han-che”, [17/06/2021].

15.“Các chứng từ trong vận tải đường biển” (2018),Justintime,

http://www.justintimevn.com/chi-tiet-tin/CAC-LOAI-CHUNG-TU-VAN-TAI-

DUONG-BIEN-579.html, [17/06/2021].

16.Phan Trung Hải (2021), “Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam”,Tạp

chí tài chính, Lấy từ: URL: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-

trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-nam-306129.html [17/06/2021].

17.Liên đoàn giao nhận vận tải quốc tế, https://fiata.com/[17/06/2021].

18.Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2019), Tạp chí tài chính,“Các yếu tổ tác động tới

thị trường vận tải container quốc tế đường biển ở Việt Nam”, lấy từ URL:

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/cac-yeu-to-tac-dong-toi-thi-truong-

van-tai-container-quoc-te-duong-bien-o-viet-nam-302101.html, [17/06/2021].

19.Tổng cục hải quan Việt nam, http://customs.gov.vn/.[17/06/2021]. 20.Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/ [17/06/2021].

21.Cao Ngọc Thành,“Phát triển vận tải đường biển đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030”,Vinaplus Logistics, http://vinaplus-logistics.com/ [17/06/2021]. 22.Phan Trang (2020), “Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics”,

Báo chính phủ. Lấy từ URL: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Tao-moi-dieu-kien-

85

PHỤ LỤC

86

87

88

89

90

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)