Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 49 - 51)

Logistics là ngành non trẻ và đang có xu hướng tăng cao ở Việt Nam, vì vậy công ty muốn phát triển được thì đầu tiên phải biết quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật trong nước cũng như các quy định chung khi tham gia vào chuỗi logistics toàn cầu quốc tế. Trên thương trường phải biết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhân lực công ty phải được đào tạo bài bản và biết linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tương lai mong muốn của công ty sẽ là một trong những công ty đi đầu, là đối tác chiến lược của các công ty khác và khẳng định mình trên lĩnh vực Logistics.

2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ

2.2.1. Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ Cổ phần Tiếp vận NMQ

Giai đoạn 2018-2020, doanh thu dịch vụ được đóng góp bởi những nhân tố chính sau đây: cung cấp dịch vụ logistics như cước vận chuyển, làm thủ tục hải quan, cước lưu kho… và cung cấp các giấy tờ thủ tục chuyên ngành khác. Các yếu tố này xây dựng và phát triển tạo nên 1 cơ cấu doanh thu vững chắc cho NMQ. Dưới đây là bảng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ :

41

Bảng 2.2. Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng đƣờng biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận NMQ

(Đơn vị: VNĐ) Năm 2018 2019 2020 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu GN hàng NK 31,043,051,492 70 29,603,349,715 73 29,219,387,811 75 Doanh thu GN hàng XK 13,304,164,925 30 10,949,184,141 27 9,739,795,937 25 Tổng doanh thu 44,347,216,417 100 40,552,533,856 100 38,959,183,748 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)

Nhận xét : Doanh thu giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu đường biển có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2020 là bởi vì ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19 và một số những lí do khác như rủi ro khi trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu bằng đường biển hay như khối lượng hàng về không ổn định (lúc nhiều hàng, lúc ít hàng) từ phía khách hàng…

Từ bảng biểu trên ta có thể thấy khối lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 70% trên tổng doanh thu, khối lượng hàng xuất chiếm ít hơn (chiếm tỷ trọng 30% trên tổng doanh thu) :

- Giai đoạn 2018 – 2019 tổng doanh thu giảm 3,794,682,561VNĐ, thời điểm 2018 công ty ký kết hợp đồng với công ty Piaggio Việt Nam và mở rộng kinh doanh khiến số lượng hàng tăng mạnh. Sau đó có xu hướng giảm do số lượng hàng 2019 bị chững lại và công ty cũng tiến hành thanh lý hợp đồng với khách hàng. Không kể cuối năm 2019 là thời điểm bùng phát dịch Covid –19 khiến các doanh nghiệp logistics nói chúng và công ty NMQ đã bị ảnh hưởng không nhỏ, khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ.

- Giai đoạn 2019 – 2020 tổng doanh thu giảm 1,593,350,108 VNĐ do dịch ảnh hưởng Covid -19 khiến 100% công ty làm online và có giai đoạn phải giãn cách xã hội khiến các doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động. Số lượng đơn hàng giảm mạnh

42

cũng do ảnh hưởng của đợt dịch này. Nhưng công ty NMQ vẫn cố gắng phát huy và vượt qua đại dịch để tổng doanh thu vẫn giữ ở mức khá ổn định với tỷ trọng nhập khẩu đường biển tăng từ khoảng 73% - 75%.

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển qua các năm (2018- 2020)

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu) Số lượng hàng nhập khẩu qua các năm từ 2018 đến năm 2020 có xu hướng tăng đều qua các năm. Lý giải cho sự gia tăng này, là do mỗi năm công ty đều tăng số lượng container và mở rộng kinh doanh dịch vụ Logistics dù cả đất nước đang gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận NMQ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)