Những giải pháp, chính sách vi mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 67 - 71)

3.2.2.1. Phát triển các hiệp hội chuyên ngành nhằm chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi xuất khẩu và đầu tư vào CHLB Đức.

Sau 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghềđã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế hiện nay như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ…. Nhiều Hiệp hội trong vai trò của mình đã chủ động có những đóng góp tích cực vào việc khai thác mở rộng thịtrường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, trực tiếp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các hội viên trước các vụ kiện chống bán phá giá ở một số thịtrường ngoài nước… Không chỉ dừng lại

ởđó, các Hiệp hội còn tích cực tham gia vào việc góp ý trong việc xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với ngành hàng của mình.

Việt Nam hiện có khoảng hơn 200 Hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có một số

Hiệp hội đang ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò đã

được khẳng định, các hiệp hội hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế như: thiếu các nguồn lực, thiếu năng lực, thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu một khung pháp lý cho việc xây dựng và phát triển Hiệp hội. Vì thế, cần làm rõ chức năng và vai trò của Hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu

hàng hóa ra nước ngoài, củng cố thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường, khách hàng, pháp luật, kiến nghị về chính sách, quy định liên quan

đến doanh nghiệp và tập huấn, đào tạo ngắn hạn trong các doanh nghiệp hội viên. Phát triển các Hiệp hội ngành nghề, đặc biệt là những lĩnh vực xuất khẩu chủ

lực sẽ góp phần gia tăng và giúp phát huy hết tiềm năng của các doanh nghiệp, là cơ

sở đẩy mạnh hoạt động tìm hiểu thị trường, đối tác cho các doanh nghiệp mới gia nhập. Hơn nữa, phát triển Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại CHLB Đức cũng là một trong số các biện pháp hữu ích giúp các nhà đầu tư Việt Nam có cơ sở để tìm hiểu thị trường, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến các chính sách, luật pháp giúp các doanh nghiệp thiết lập kế hoạch và các dự án đầu tư nhằm đẩy mạnh các hoạt động

đầu tư của Việt Nam sang thịtrường CHLB Đức.

3.2.2.2. Xây dựng, thành lập tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của

nước bạn.

Đểthúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức, Việt Nam cần có một vài tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tại nước bạn. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam xét về quy mô còn nhỏ so với CHLB Đức, hơn nữa những kinh nghiệm và kỹnăng tìm hiểu môi

trường kinh doanh, đầu tư thì không phải doanh nghiệp nào cũng có, hơn nữa cho dù các doanh nghiệp này có tiến hành các hoạt động nghiên cứu thịtrường thì cũng

không thể bao quát hết được mọi khía cạnh và chi phí bỏ ra sẽ không hề nhỏ. Do đó

việc lập xây dựng những tổ chức, có thể là những doanh nghiệp chuyên biệt sẽ tạo hiệu quảcao hơn do đặc tính chuyên môn, môi trường hoạt động là tại CHLB Đức nên có thể nhanh chóng nắm bắt và có nhiều biện pháp tháo gỡ, thích nghi với những quy định tại đây. Đây sẽ là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thị trường Đức trong việc cung cấp các thông tin như hệ thống luật pháp,

chính trị, văn hóa, kinh tế… giúp các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết một cách chính xác, đầy đủ nhất với chi phí thấp.

Không những thế, các tổ chức hay những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực này thường xuyên phải nghiên cứu thói quen, tìm hiểu, phân tích nhu cầu thị trường, người tiêu dùng nên có nhiều cơ hội phát hiện ra những lĩnh vực, những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng còn chưa được khai thác tại nước bạn. Chính những thông tin này sẽ vô cùng hữu ích và là cơ sở cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại một thịtrường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn này.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với vô vàn thách thức và khó khăn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đổi mới,

nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, hội nhập quốc tế. Hiện nay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ởnước ta là rất yếu, để khuyến khích phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập cần có một số những cải thiện như:

- Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho các thành phần doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững và hiệu quả

vì doanh nghiệp mới là chủ thể chính để tự vươn lên nâng cao sức cạnh tranh, còn nhà nước chỉđứng ra tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, về luật pháp, tài

chính, đất đai, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ… Để hoàn thiện mục tiêu trên, phải đẩy mạnh cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính (nhất là đối với các cơ quan

quản lý đầu tư, thuế vụ, kiểm định chất lượng, bảo vệ môi trường), hướng tới xây dựng một chính quyền phục vụ doanh nghiệp. đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện công khai, minh bạch trong thể chế chính sách và các thủ tục hành chính liên quan. Bên cạnh đó, cần có hỗ trợ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp để góp phần minh bạch hóa và nâng cao uy tín và sự chính xác trong hoạt

động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Phát triển hệ thống tài chính để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn tài

chính hơn: Đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh tín dụng, các hình thức dịch vụ tài chính và sản phẩm tài chính, từng bước nâng cao tỉ lệ và quy mô các khoản vay

trung và dài hạn, mở rộng linh hoạt chế độ thế chấp tài sản, có thể thế chấp bằng

động sản, phương tiện, cổ phiếu, dựán đang đầu tư. Thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp quốc giam khuyến khích việc hình thành các quỹ hoặc doanh nghiệp bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng, xây dựng các chương trình hay dự án tài chính vi mô hỗ trợ. Vận dụng chính sách thuếđể hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ .

- Tăngcường các dịch vụ hỗ trợ: Có quy hoạch định hướng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tập trung theo chuỗi chuyên ngành. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ

tầng dịch vụcông đối với doanh nghiệp thông qua các hình thức đầu tư xã hội hoá, xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, trong việc nghiên cứu và triển khai, chia sẻ tài nguyên khoa học kỹ

thuật.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Phải quyết liệt đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong đó tập trung vào việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá. Tập trung phát triển các doanh nghiệp, các tập đoàn có thực lực hùng hậu, sức cạnh tranh lớn. Đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, thoái vốn đầu tư vào những ngành nghề không liên quan, có thể cổ

phần hoá toàn bộđối với các doanh nghiệp lớn có tỉ lệ vốn nhà nước hiện nắm giữ dưới 50%. Tách bạch quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt quyền tự chủ, tăng cường tính hiệu quả trong cơ chế quản trị, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độcho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đồng thời có thể mời các nhà quản lý nước ngoài trở thành các quản lý cấp cao, tuyển dụng công khai vị trí quản lý cho doanh nghiệp nhà nước.

Một khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được nâng cao thì các nhà đầu tư từ phía CHLB Đức cũng cần phải nâng cao năng lực của chính mình để có thểkhai thác và thành công khi đầu tư tại Việt Nam. Khi đó cơ chế cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tư động đổi mới, đầu tư phát triển. Hơn nữa

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được nâng cao góp phần thúc

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)