2.2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư qua các năm.
Việt Namvới mục tiêu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Để đạt được những mục tiêu này, một mặt cần huy
động tối đa các nguồn nội lực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong nước,
mặt khác tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, trong đó có đầu tư nước
ngoài. Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhất
quán, lâu dài và được cụ thể hoá trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp quy có liên quan. Thực tế trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy từ năm 1988 – 2010 cả nước có hơn 13,000 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 214 tỷ USD và dải ngân khoảng 78 tỷ USD, tức khoảng hơn 36% tổng số vốn đăng ký. Từ năm
thức bước vào “sân chơi” WTO, khi mà Việt Nam bắt đầu thực thi các cam kết mở cửa thị trường và đầu tư, đỉnh điểm là năm 2008 khi số vốn đăng ký lên tới hơn 71
tỷ USD, một con số kỷ lục từ trước tới nay. Tuy nhiên đây cũng là năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế nên lượng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 11 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng số vốn đăng ký.
Năm 2011, cả nước có 1091 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký và tăng thêm vào khoảng 14,7 tỷ USD, giảm 26% so với năm 2010,
giải ngân 11 tỷ USD (tương đương năm 2010) đạt 95% so với mục tiêu đề ra là giải ngân khoảng 11,5 tỷ USD (theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài).
2.2.1.2. Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành.
Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài theo ngành những năm trước tập trung rất lớn vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với
1 dự án kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào tháng 12 2010, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất. Trong đó có 27
lượt dự án cấp mới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm
là 6,8 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Dự án có quy mô lớn được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An
(Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam. Tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thế mạnh và luôn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trong năm 2010.
Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước và ngành xây dựng. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2009 thu hút một lượng vốn đăng ký cao kỷ lục thì sang năm 2010 đã giảm đáng kể, từ mức 8,7 tỷ USD năm 2009 xuống 39 triệu USD năm
2010.
Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế (Đơn vị vốn đăng ký: triệu USD)
Ngành 2010 2009 Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký
Hoạt động kinh doanh bất động
Công nghiệp chế biến, chế tạo 478 5.979 245 2.969
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
6 2.953 16 157
Xây dựng 174 1.816 74 487
Vận tải, kho bãi 20 881 26 185
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
177 462 115 238
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 39 316 32 8.794
Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội 9 206 6 8
Thông tin và truyền thông 73 107 63 93
Giáo dục và đào tạo 8 75 8 29
Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ 165 72 148 100
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 8 62 12 292
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm 3 59 1 0
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 12 36 16 85
Hoạt động khác 20 16 22 23
Cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải 6 10 5 8
Khai khoáng 6 6 397
Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ 6 5 5 8
Tổng số 1.237 19.886 839 21.482
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư.
Năm 2011 thì cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế đã có sự thay đổi lớn, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,123 tỷ USD,chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%. Trong khi đó kinh doanh bất động sản có sự giảm sút đáng kể với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 845,6 triệu USD,
chỉ còn chiếm hơn 5% vốn đăng ký từ mức chiếm 36% năm 2010.
Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế năm 2011 (Đơn vị vốn đăng ký: triệu USD) Ngành Số dự án Vốn đăng ký CN chế biến, chế tạo 435 7.124 SX, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 5 2.528
Xây dựng 140 1.252
KD bất động sản 22 846
Dvụ lưu trú và ăn uống 19 475
Thông tin và truyền thông 70 886 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 154 428
Cấp nước, xử lý chất thải 3 323
HĐ chuyên môn, KHCN 157 262
Nghệ thuật và giải trí 10 153 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 20 131
Dịch vụ khác 11 80
Vận tải kho bãi 19 75
Khai khoáng 5 98
Y tế và trợ giúp XH 2 22
Giáo dục và đào tạo 14 8
Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5 5
Tổng số 1.091 14.695
Ngoài những ngành công nghiệp thu hút một lượng lớn FDI thì một số ngành dịch vụ cũng ngày càng được đầu tư và quan tâm như thông tin và truyền thông. cấp nước, xử lý chất thải. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa… Tuy nhiên các lĩnh vực này còn chiếm một lượng vốn tương đối nhỏ so với tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam.