Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 37 - 44)

2.2.3.1. Vài nét về tình hình đầu tưtrực tiếpra nước ngoài của Việt Nam.

Theo số liệu từ Cục Đầutư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 có

khoảng 950 triệu USD được giải ngân cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam. Đứng đầu về giải ngân vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm qua là Tập đoàn Dầu khí với tổng vốn chuyển ra khoảng 347 triệu USD.

Tiếp theo là Tập đoàn Viettel với 185 triệu USD. Tập đoàn Cao su Việt Nam 134,6

triệu USD. Tập đoàn Sông Đà khoảng 161 triệu USD. Hoàng Anh Gia Lai 39 triệu

USD và Công ty cổ phần Đông Dương Xanh 23,7 triệu USD.Về vốn đăng ký, năm

2011 đã có 75 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới và 33 dự án điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,12 tỷ USD. Các dự án quy mô lớn chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp năng lượng, truyền thông…Lũy kế đến thời điểm cuối năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài tổng cộng 627 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Tại 55 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án của doanh nghiệp Việt Nam, vốn đăng ký tập trung lớn nhất tại Lào với 3,4 tỷ USD

(vốn thực hiện khoảng 480 triệu USD). Campuchia 2,1 tỷ USD (vốn thực hiện trên

200 triệu USD). Venezuela 1,8 tỷ USD. Nga 776 triệu USD. Peru 508 triệu USD. Malaysia 412 triệu USD. Mozambique 345 triệu USD.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam xét theo giá trị

vốn thường tập trung trước hết vào lĩnh vực công nghiệp khai khoáng hay năng lượng, trong đó có một số dự án quy mô vốn lớn hơn 100 triệu USD, ví dụ dự án đầu tư Thủy điện Xekaman 3 tại Lào có tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angieri có tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, hay tại Madagascar có tổng vốn đầu tư khoảng 117 triệu USD. Lĩnh vực quan trọng thứ hai

là nông - lâm - ngư nghiệp - vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, hay

các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp như phân bón, trong đó đáng kể nhất là dự án hợp tác trị giá 600 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu

khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam với Tập đoàn Phốt phát Cherifie

(Office Cherifien des Photphates - OCP), tại Casablanca, Morocco để hình thành nhà máy sản xuất phân bón DAP và Amonia nhằm cung cấp cho thị trường Việt

Nam và khu vực. Đây được coi là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Ngoài ra là hàng loạt các dự án đầu tư trồng cao su, hay cây

công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác tại Lào và Campuchia. Lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cũng trở thành "điểm đến" hấp dẫn của dòng vốn này với số dự án và lượng vốn ngày càng tăng. Ví như dự án của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel tại Campuchia trị giá 27 triệu USD nhằm khai thác mạng viễn thông di động. hay như

khoản đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư Việt Sô trị giá 35 triệu USD dành để xây văn phòng cho thuê tại Nga... Bên cạnh đó là các dự án trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật, chế biến và chế tạo. tài chính - ngân hàng. bất động sản. bán buôn, bán

lẻ. kho bãi. ... cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư.

Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư ra nước ngoài theo ngành Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 28/02/2010

Ngành Số dự

án

Vốn đầu tư của dự án ở nước

ngoài (USD)

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN

(USD)

Khai khoáng 88 16.912.881.482 4.309.845.565 Nông, lâm nghiệp. thủy sản 7 2.112.875.678 1.870.369.133

Nghệ thuật và giải trí 59 1.266.458.757 1.183.169.314 SX, phân phốiđiện, khí, nước,

điều hòa 3 1.034.550.000 1.034.550.000

Thông tin và truyền thông 28 741.322.116 507.456.061

CN chế biến,chế tạo 110 558.973.400 437.950.246 Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 17 225.128.000 216.451.000

KD bấtđộng sản 28 394.974.634 159.042.634 Bán buôn, bán lẻ. sửa chữa 98 205.201.842 150.786.875

HĐ chuyên môn, KHCN 59 42.748.556 36.611.656

Y tế và trợ giúp XH 3 31.579.615 31.579.615

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 19 81.045.206 31.466.873

Vận tải kho bãi 12 19.185.771 17.148.211 Hành chính và dịch vụ hỗtrợ 9 37.890.000 9.680.000

Cấp nước. xử lý chấtthải 2 8.900.000 7.920.000

Dịch vụ khác 7 4.447.500 3.052.500 Giáo dụcvà đào tạo 3 8.315.700 2.085.000

Tổng số 575 23.735.721.679 10.038.859.250

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư.

Về địa bàn đầu tư thì các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu tại Lào, Campuchia, là những quốc gia gần và truyền thống do có sự am hiểu về môi trường đầu tư và trình độ phát triển còn thấp. Ngoài ra Việt Nam còn đầu tư ra nhiều nước khu vực châu Mỹ, châu Âu và châu Phi.

Top 10 quốc gia thu hút nhiều vốn FDI của Việt Nam.

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Số dự án

Vốn đầu tư của dự án ở nước

ngoài (USD)

Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN

(USD)

Lào 195 3.949.395.766 3.313.110.760 Campuchia 87 1.938.274.420 1.864.332.156 Venezuela 2 12.434.400.000 1.825.120.000 Liên bang Nga 16 1.594.947.407 776.873.090 Malaysia 6 811.522.740 411.823.844 Mozambique 1 493.790.000 345.653.000 Hoa Kỳ 73 308.323.570 251.391.570 Angieri 1 562.400.000 224.960.000 Cuba 2 125.460.000 125.460.000 Madagascar 1 117.360.000 117.360.000

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư.

2.2.3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại CHLB Đức.

Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính tới 02/2010 Việt Nam đã có 10 dự án đầu tư tại CHLB Đức với số vốn đăng ký hơn 14 triệu USD, đứng thứ 23 trong tổng số 55

quốc gia Việt Nam đầu tư. Hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của người Việt Nam đang hoạt động kinh doanh trên khắp mọi miền nước Đức và chủ

yếu tập trung vào các lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng dệt may, giầy dép, thực phẩm, hoa quả, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bất động sản, du lịch... Một số trung tâm thương mại lớn của người Việt Nam tại các thành phố lớn của Đức như: Berlin, Magdeburg, Leipzig và Erfurt đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, góp phần quan trọng vào việc duy trì và thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

2.2.3.3. Một số dự án đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức.

- Dự án VietHaus - Công ty Cổ phần Nhà Việt (VietHaus AG).

VietHaus AG là liên doanh của hai công ty tại Việt Nam là Công ty TNHH

Một thành viên Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) và Công ty

Cổ phần Dịch vụ Viễn thông Toàn Cầu (GTSC Corp). Lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà hàng, xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện, trao

đổi và giao lưu văn hoá, đầu tư, xuất nhập khẩu, các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ… Dự án VietHaus được thành lập năm 2005, toạ lạc tại vị trí trung tâm thủ đô

Berlin - CHLB Đức, VietHaus được đầu tư diện tích 4500m2 bao gồm các hạng mục công trình và dịch vụ như: Nhà hàng Sen với công suất phục vụ cho khoảng

300 khách ngồi với các thiết kế mang đậm nét Á Đông. Khách sạn Hạ Long với tổng cộng 23 phòng theo tiêu chuẩn phòng VIP, phòng gia đình, phòng đôi cùng với các tiện nghi cao cấp. Saigon Café Bar mang phong cách Việt pha lẫn nét hiện đại Châu Âu với quầy bar phục vụ các loại cocktail và thức ăn nhẹ cho các buổi tiệc hoặc buổi họp mặt bạn bè hay người thân nhỏ, ngoài ra Saigon café Bar cũng phục vụ các thức uống trà và cà-phê mang đậm hương vị quê nhà. Khu trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng và phù hợp cho việc tổ chức các hội thảo về xúc tiến thương mại và trưng bày, triển lãm các hàng hoá xuất, nhập khẩu.

VietHaus cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn cao mang đặc trưng của Á Đông nhưng cũng phù hợp với những nét văn hoá Châu Âu, nhằm giới thiệu đến người dân địa phương, du khách các nước du lịch đến Đức và đặc biệt là cộng đồng người Việt đang sinh sống và công tác tại Đức. Mục tiêu chiến lược của VietHaus là nhắm đến và mở rộng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư, làm cầu nối cho các doanh nghiệp, doanh nhân giữa Việt Nam và Đức, mở

rộng các mối quan hệ hợp tác đa phương nhằm phát triển kinh doanh, đồng thời, trở

thành “trái tim Việt giữa lòng thành phố Berlin” như ý nghĩa khởi đầu của dự án.

VietHaus là dự án đầu tiên, đánh dấu một mốc son khởi sắc trong việc thực hiện chủ trương mở rộng các lĩnh vực hợp tác đầu tư của Ban lãnh đạo GTSC. VietHaus - AG là mô hình đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Việt Nam tại CHLB Đức, được nhà nước ta cho phép, nhằm xây dựng một Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, văn hoá và du lịch ngay giữa lòng thủ đô Berlin, không chỉ đóng vai trò

tìm kiếm đối tác ở Đức mà còn là cầu nối phát triển quan hệ với quốc tế. Được thành lập từ 2005, sau chặng đường dài đầu tư và phát triển, đến nay, VietHaus

được ví như “Tâm hồn Việt giữa lòng thủ đô Berlin”, mang một ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở Đức.

VietHaus là một phần văn hoá Việt Nam hiện diện tại Đức, giúp bạn bè Đức và quốc tế hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Đức, đóng góp quan trọng trong việc khởi nguồn và mở rộng hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước. Phía chính phủ Đức cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một “German Haus” – “Nhà Đức tại Việt Nam”. Quyết định tham gia hợp tác đầu tư và phát triển VietHaus- AG cùng cổ đông sáng lập -

Công ty Dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), GTSC

khẳng định sẽ đẩy mạnh đầu tư, đưa VietHaus- AG trở thành một Trung tâm thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch lớn nhất tại Đức, VietHaus sẽ là ngôi nhà chung –

niềm tự hào của cộng đồng Người Việt nơi đây.

- Chi nhánh VietinBank CHLB Đức.

Ngày 06/09/2011, VietinBank chính thức khai trương Chi nhánh VietinBank CHLB Đức (VietinBank German Branch) tại Frankfurt. Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thị trường, thu thập và tìm hiểu các quy định, yêu cầu của hệ thống pháp luật Đức, xúc tiến các bước chuẩn bị hồ sơ, giải trình cần thiết cho cơ quan hữu quan Đức, bố trí nhân sự, đào tạo cán bộ, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, ngày 28/7/2011, VietinBank đã chính thức được Cơ quan giám sát tài chính

Liên bang Đức đồng ý cấp phép mở chi nhánh ở Đức. Trụ sở chính của chi nhánh

VietinBank CHLB Đức tọa lạc tại số 44 Reuterweg, thành phố Frankfurt am Main, bang Hessen, CHLB Đức. Chi nhánh VietinBank tại Đức sẽ cung cấp đầy đủ các

sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: chuyển tiền, tài khoản, tiết kiệm, cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thẻ, ngân hàng điện tử,… với công nghệ tiên tiến nhất và đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao. VietinBank tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển, mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Đến nay,

VietinBank đã có 1 chi nhánh tại Frankfurt và sắp khai trương 1 chi nhánh tại Berlin

– Đức.

Theo ông Nguyễn Văn Du - Phó tổng giám đốc phụ trách mạng lưới nước

ngoài của Vietinbank, mục tiêu trước mắt của Vietinbank khi mở chi nhánh tại Đức là phục vụ công đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Đức. Tiếp đó Vietinbank sẽ có chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Đức có mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Ông Du cũng cho biết thêm là Vietinbank có kế hoạch nâng cấp chi nhánh tại Frankfurt, Đức thành một ngân hàng con trực thuộc. Từ đó có thể mở

thêm các chi nhánh ở các quốc gia khác tại châu Âu như Séc, Balan, Anh, Pháp…

Chi nhánh Vietinbank tại Frankfurt là hướng tới mục tiêu tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, tiếp cận hệ thống ngân hàng hiện đại, dần đưa Vietinbank thành

ngân hàng tầm cỡ quốc tế.

2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung.

Từ tình hình diễn biến về hoạt động đầu tư song phương của Việt Nam và

CHLB Đứcnhư trên, có thể có một số nhận xét đánh giá như sau: 2.2.4.1. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHLB Đức tại Việt Nam.

Thứ nhất, trong những năm qua, đầu tư trực tiếp của CHLB Đức tại Việt Nam có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình, chưa thật sự xứng tầm với tiềm năng của mỗi nước, tính đến hết năm 2011 có 175 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký tổng cộng là hơn 900 triệu USD, trung bình vốn đăng ký mỗi dự án khoảng hơn 5 triệu USD, đây là một con số khá nhỏ so với tiềm lực của các doanh nghiệp Đức cũng như khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam. Cho đến nay, CHLB

Đức đứng thứ 24 trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt

Nam, chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam.

Thứ hai, nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư của CHLB Đức tại việt Nam còn ít cả về số lượng dự án lẫn số vốnđầu tư là do:

- Việt Nam mới gia nhập WTO được hơn 5 năm và vẫn còn là thị trường khá mới mẻ đối với các đốitác nước ngoài nói chung và CHLB Đức nói riêng, hơn nữa khoảng cách về địa lý giữa hai nước cũng là một khó khăn hơn so với các nước trong khu vực khi tìm hiểu thị trường, do vậy cần một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu để các doanh nghiệp CHLB Đức có thể quyết định đầu tư tại Việt Nam.

- Cơ sở pháp lý và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thủ tục hành chính, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư còn khá nhiều khâu khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không mấy mặn mà. Hơn nữa khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tìm hiểu đối tác đầu tư tại Việt Nam cũng như tính chính xác của các thông tin đó.

- Nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu và yếu về tay nghề và kỹ năng chuyên môn trong khi các ngành đầu tư của CHLB Đức là những ngành đòi hỏi trình độ chuyênmôn và kỹ năng khá cao của người lao động.

Thứ ba, về cơ cấu ngành nghề đầu tư thì các dự án đầu tư của CHLB Đức tập trung vào thế mạnh của họ là công nghiệp chế tạo, năng lượng, cơ sở hạ tầng, công

nghệ thông tin, công nghệ cao, hóa chất… mà đây lại là những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu, kinh nghiệm và trình độ khoa học kỹ thuật chưa theo kịp. Do vậy mà các nhà đầu tư đến từ CHLB Đức luôn nhận được những ưu đãi và khuyến khích từ

phía Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực trên, đồng thời giúp cung cấp những sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng hoặc năng lực sản xuất để cung cấp cho thị trường.

Thứ tư, về hình thức đầu tư, các dự án đầu tư của CHLB Đức khá đa dạng, từ những dự án liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam tới những dự án 100% vốn nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của CHLB Đức thành lập công ty

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)