Những mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 58 - 62)

đầu tư song phương giữa hai quốc gia trong thời gian tới.

3.1.2.1. Về quan hệthương mại song phương.

Phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - CHLB Đức trong những năm qua có thể khẳng định rằng: mặc dù còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch thương mại của hai quốc gia nhưng hoạt động ngoại thương giữa hai nước đã

đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm,

đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm cho hàng hóa xuất khẩu. Đã có nhiều mặt hàng của Việt Nam chiếm lĩnh và có vị trí nhất định trong tâm trí

đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam

nay đã trưởng thành sau nhiều năm giao thương với các doanh nghiệp CHLB Đức. Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệthương mại giữa hai nước trong thời gian tới sẽ rất khả quan, nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều

hướng tích cực hơn.

Có nhiều triển vọng trong giai đoạn tới năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 25%-30%/năm, kim

ngạch nhập khẩu tăng trưởng ở mức 15%-17%/năm, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng trên dưới 20%/năm, tới năm 2015 phấn đấu kim ngạch thương

mại hai chiều vào khoảng hơn 8 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao vẫn là hàng dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện, café, cao su… do trình

độ tay nghề và kỹnăng của người lao động được nâng cao đáng kể nên Việt Nam dần hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng, hàng hóa đã qua chế biến. Đặc biệt trong năm 2011 Việt Nam xuất khẩu mặt

hàng điện thoại và linh kiện với giá trịhơn 600 triệu USD (xếp thứ hai sau hàng dệt

may) sang CHLB Đức trong khi năm 2010 Việt Nam không sang thị trường này.

Điều đó cho thấy có sự cải thiện rõ rệt cơ cấu cũng như giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về kim ngạch nhập khẩu, Việt Nam vẫn khá phụ thuộc vào các mặt hàng như máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận chuyển, dược phẩm, hóa chất… nhìn chung là các mặt hàng đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao từ CHLB

Đức. Trong thời gian tới, khi mà kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 6%-7% năm thì nhu cầu về máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận chuyển… sẽ khá lớn trong khi sản xuất trong nước còn chưa theo kịp hoặc chưa đủ khảnăng

cạnh tranh thì nhu cầu với hàng hóa từCHLB Đức sẽ vẫn khá lớn.

CHLB Đức hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, sau Mỹ và nhiều nước trong khu vực châu Á như Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Với tiềm

năng và lợi thế của mỗi nước, cùng với việc nâng tầm quan hệđối tác chiến lược giữa hai quốc gia thì trong thời gian tới, trao đổi thương mại Việt Nam – CHLB

3.1.2.2. Về quan hệđầu tư song phương.

Trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng

đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo Giáo sư

– Tiễn sĩ khoa học Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, chủ trương thu hút FDI rất thích hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. FDI chiếm 20-25% tổng vốn đầu tư xã hội, tạo ra khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp và bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ. FDI chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và đóng góp quan trọng vào ngân sách,

thúc đẩy GDP ngày càng tăng. Trong thời gian tới, các nguồn vốn đầu tư gián tiếp không ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần do Việt Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung bình, thì FDI càng trở thành nguồn vốn quốc tế quan trọng nhất. Một số mục tiêu của thu hút vốn FDI trong thời gian tới:

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ

phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tiếp tục thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có lợi thếđể phát huy vai trò của các vùng động lực tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác

trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó

khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ởcác địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổđầu tư vào Việt Nam nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn vào tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển tiếp tục thu hút

các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn

công ty lớn đầu tư vào Việt Nam đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ởnước ngoài đầu tư vào trong nước.

Những mục tiêu thu hút vốn FDI nói chung cũng chính là những mục tiêu trong thu hút vốn đầu tư từCHLB Đức, khi mà những lĩnh vực Việt Nam quan tâm

như sản xuất chế tạo, công nghệthông tin, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế… đều là những lĩnh vực thế mạnh và đã có những dự án đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam. Trong thời gian không xa, lũy kế vốn FDI của CHLB Đức tại Việt Nam sẽ vượt mức 1 tỷ USD, trong tương lai khi mà hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

được ký kết thành công tạo những cơ sở vững chắc hơn cho quan hệ giữa hai nước thì CHLB Đức có tiềm năng trở thành một trong số các quốc gia có vốn FDI lớn tại Việt Nam

Về đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại CHLB Đức hiện nay còn khá nhỏ, chỉ

khoảng hơn 14 triệu USD nhưng tiềm năng những thu hút FDI của Việt Nam sẽ rất lớn, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng khi mà đã có những dựán đầu tư khá thành công và đầy cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian tới, vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại CHLB Đức sẽcó xu hướng tăng mạnh nhờ những chương trình xúc tiến đầu tư,

những cuộc gặp gỡtrao đổi giữa hai phía được tổ chức thông qua các dự án của các

công ty đã có mặt tại Đức như Công ty Cổ phần Nhà Việt (VietHaus).

3.1.2.3. Một sốkhó khăn trong phát triển quan hệthương mại, đầu tư giữa hai quốc gia.

- Thứ nhất: hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần phải đáp ứng được các yêu cầu của toàn bộ khối EU cũng như những quy định riêng của CHLB Đức. EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khoẻcon người, bảo vệmôi trường, phát triển bền vững... Trong những năm qua, có

không ít các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang

các nước trong khu vực EU không đạt đủ tiêu chuẩn và chịu những thiệt hại không nhỏ.

- Thứ hai: hiện tại EU vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc các quốc gia tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào đây cũng có thể đưa đến những kết quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán

phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cường xâm nhập thịtrường và vừa phải tính ở

mức độ thếnào để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ.

- Thứ ba: các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn khá nhỏ và chưa thật sự tạo được vị

thế trên khu vực và quốc tế, chính vì vậy sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt như nguồn lực, tiếp cận tài chính, được hưởng ưu đãi khi đầu tư, kinh doanh tại CHLB Đức. - Thứ tư: các đối tác, nhà đầu tư CHLB Đức cũng gặp không ít khó khăn khi mở

rộng hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam do những yếu kém về nguồn nhân lực,

cơ sở hạ tầng, những ưu đãi đầu tư của chính phủ dành cho các nhà đầu tư CHLB Đức còn chưa nhiều.

Những khó khăn, thách thức trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tiềm năng phát

triển quan hệthương mại, đầu tư giữa hai quốc gia. Để có thể giải quyết những khó

khăn trên và đưa mối quan hệ giữa hai nước lên một bước phát triển mới cần rất nhiều nỗ lực từ phía chính phủ cũng như doanh nghiệp, nhà đầu tư giữa hai nước,

đặc biệt là từ phía Việt Nam.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)