CHLB Đức là một nền kinh tế lớn, là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại và hợp tác đầu tư trên thế giới, hàng năm lượng vốn FDI của CHLB Đức đầu tư trên toàn thế giới lên tới hàng trăm tỷ USD đóng góp rất lớn vào sự phát triển của các nền kinh tế khu vực. Các quốcgia đầu tư quan trọng nhất của CHLB Đức là nội bộ khối EU, Bắc Mỹ và châu Á. Ở khu vực châu Á thì Nhật Bản, Trung Quốc là những quốc gia thu hút được một vốn FDI khá lớn từ Đức.
Tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài của CHLB Đức so với GDP
Năm FDI (%GDP) 2005 2,8 2006 4,1 2007 5,2 2008 2,2 2009 2,4 2010 3,3
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Năm 2010, lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Đức chiếm 3,3% GDP đạt khoảng 110 tỷ USD, trong số đó thì lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ hơn 46 triệu USD với 22 dự án, chiếm 0,04% tổng lượng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của CHLB Đức. Năm 2011, tổng lượng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm vào Việt
Nam là 56,24 triệu USD với 13 dự án được cấp mới. Lũy kế hết năm 2011 Việt Nam thu hút được 175 dự ántừ CHLB Đứcvới tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 900
Tình hình thu hút vốn FDI từ CHLB Đức một số năm gần đây.
Năm Số dự án cấp
mới
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu
USD)
2009 15 112
2010 22 46,1
2011 13 56,24
Lũy kế hết năm 2011 175 900
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư.
Có thể thấy lượng vốn FDI từ Đức chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam, năm 2010 chiếm 0,23% trong tổng số 19,8 tỷ USD và năm
2011 chiếm 0,38% trong tổng số 14,7 tỷ USD vốn FDI đăng ký, đứng thứ 24 trong
tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI vào Việt Nam.
Hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp và văn phòng đại diện các công ty của Đức hoạt động tại Việt Nam với 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành có thế mạnh và khả năng cạnh
tranh cao, như: cơ sở hạ tầng, công nghiệpchế biến và chế tạo, công nghệ cao, năng lượng, giao thông, xử lý môi trường, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm, thông tin truyền thông,...nhằm phục vụ thị trường nội địa. Một phần khác là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu tập trung rõ rệt vào lĩnh vực may mặc, giày dép.
Nhìn vào sự phân bổ khu vực của các công trình đầu tư có thể thấy hầu hết doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai. Ngược lại, các liên doanh lại phân bố đều cho toàn miền Nam và miền Bắc, trong khi ở các tỉnh khác hầu như không có một đầu tư nào của Đức. Điều này được giải thích ở chỗ, sự phát triển kinh tế trong khu vực rộng lớn như thành phố Hồ Chí Minh là năng động nhất và nó cuốn hút những doanh nghiệp nào có thể tự do lựa chọn địa điểm cho mình. Nhiều nhà đầu tư không chỉ đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của phía Nam mà còn cho rằng cả chính quyền địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai rất dễ hợp tác và không phức tạp. Điều này nói lên tầm quan trọng của công tác
quản lý tốt của chính quyền địa phương đối với FDI. Ngược lại, các liên doanh
trong việc lựa chọn địa điểm của mình lại phụ thuộc vào đối tác ở địa phương. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp liên doanh lại tập trung tại Hà nội. Một lý do nữa của việc tập trung tại Hà nội là gần chính quyền trung ương, vấn đề này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động của các văn phòng đại diện.
Theo báo cáo “Các yếu tố đầu vào và cơ sở chiến lượcnhằm thúc đẩy đầu tư
trực tiếp của CHLB Đức tại Việt Nam” của chuyên gia thẩm định Axel Mierke,
nhiều doanh nghiệp khi tham gia đầu tư tại Việt Nam có nhận xét về từng địa phương như:
- Thành phố Hồ Chí Minh: thị trường to lớn nhất, năng động nhất, cung cấp đội ngũ chuyên môn kỹ thuật lớn, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông tốt (bến cảng, sân bay, đường phố), tập trung khách hàng và các đối tác quốc tế hiện có, tiếp cận chính quyền không phức tạp, mức sống cao cho người nước ngoài.
- Bình Dương và Đồng Nai: khu công nghiệp, khu chế xuất được khai thác tốt với giá rẻ, đăng ký đơn giản, chính quyền dễ hợp tác, lao động có giá cả hợp lý, cán bộ
chuyên môn, kỹ thuật được điều động từ thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh, tránh được các vấn đề về giao thông của các thành phố lớn.
- Hà Nội: đối tác liên doanh ở Hà Nội, gần chính quyền trung ương và các doanh nghiệp nhà nước, thị trường tương đối lớn
- Miền Trung: trong một vài năm tới, khi lương ở các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh tăng lên thì các tỉnh miền Trung sẽ có khả năng cạnh tranh hơn do lương bổng và giá đất thấp hơn và vì cũng tại đó quanh Đà Nẵng mạng lưới giao thông đang và sắp hoàn thành có thể chấp nhận được. Các tỉnh khác, ví dụ như Bình định, cũng cho thấy tình hình tương tự.
Từ những nhận định đó khiến cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tập trung tại miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh và chỉ thành lập chi nhánh hoặc liên doanh ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.