Không chỉ quan tâm tới quan hệ thương mại, đầu tư, các đối tác CHLB Đức còn đặc biệt quan tâm tới quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, là quốc gia có đóng góp và thúc đẩy mạnh mẽ vào sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam ngoài lĩnh vực kinh tế.
2.3.2.1. Hợp tác giáo dục, đào tạo.
Ngày 29/02/2012 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Sachsen (CHLB Đức) Sabine von
Schorlemer đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên
cứu. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục nâng cao, đặc biệt là giáo dục đại học, nghiên
cứu. Phía Đức có nhiều chương trình hỗ trợ, đào tạo về các bộ môn khoa học tự nhiên ứng dụng: tin học, toán công nghệ, nghiên cứu vật liệu và chất liệu. chế tạo
máy, thiết bị sản xuất. khoa học giao thông. chuyển giao kiến thức và công nghệ giáo dục đại học, kinh tế cho đến các chiến lược Marketing và các chiến lược đổi mới, phát triển và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghiên cứu và quản lý giáo dục, đào tạo giáo viên, chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng giáo dục, chuyển giao kinh nghiệm và mô hình đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đại học. Các ngành khoa học về nhà nước và quản lý.
Trước đó, năm 1998, Đức hợp tác xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật trong khuôn viên Trường Đại học Bách khoa. Đức cũng mong muốn Việt Nam gửi nhiều sinh viên sang học và ký với Việt Nam một thoả thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam. Cơ quan trao đổi
hàn lâm của Đức (DAAD) thường xuyên cấp học bổng cho cán bộ khoa học của Việt Nam đi bổ túc ngắn hạn ở Đức. Tính đến nay, Việt Nam có tới ít nhất 70.000
người từng học tập, làm việc tại Đức đã tạo ra một cầu nối độc đáo giữa hai nước mà theo lời ông Anton F.Boerner, Chủ tịch Hiệp hội Bán buôn và Ngoại thương Đức (BGA) là "không thể tìm thấy ở bất kỳ nước châu Á nào khác".
Đến 10/09/2008 trường đại học Việt-Đức là trường công lập của Việt Nam có cơ cấu đào tạo và quản lý theo mô hình của đại học Đức đã chính thức khai giảng khóa đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh. Trường hợp tác chặt chẽ với các trường đại học danh tiếng ở Đức, những trường đã liên kết với nhau thành lập Hiệp hội các trường đại học hỗ trợ đại học Việt-Đức từ tháng 2 năm 2009, cùng chung sức thiết kế, xây
dựng và triển khai một chương trình đào tạo đa dạng cho các bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh trong những năm tới. Cùng với sự đầu tư của chính phủ Việt
Nam, việc xây dựng đại học Việt-Đức cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang và chính phủ bang Hessen với nguồn ngân sách đáng kể. Trọng tâm đào tạo của đại học Việt-Đức sẽ là các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Ở phạm vi nhỏ hơn trường cũng sẽ mở thêm những ngành đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như các ngành kinh tế. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập tại trường là tiếng Anh,
nhưng trong quá trình học tại trường sinh viên cũng được học tiếng Đức song song.
Chiến lược của trường là triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao của Đức trực tiếp tại Việt Nam. Chương trình đào tạo hiện đại, sát thực tế và mối liên kết chặt chẽ của đại học Việt-Đức với nền kinh tế Đức mở ra cho các sinh viên tốt nghiệp của trường các cơ hội việc làm tốt trên thị trường lao động. Ngoài ra, đại học Việt-Đức cũng chính là cánh cửa mở sang nước Đức: ở một số chương trình đào tạo, sinh viên sẽ theo học một vài kỳ tại Đức. ở các chương trình đào tạo khác, sinh
viên ngay sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình đào tạo ở bậc cao hơn (trình độ thạc sỹ và tiến sỹ) tại một trường đại học ở Đức hoặc ngay tại đại học Việt-Đức. Một mục tiêu quan trọng của đại học Việt-Đức là cùng với sự hỗ trợ của một trường đại học đối tác ở Đức đào tạo và tuyển dụng các giảng viên đại học xuất sắc của Việt Nam một cách lâu dài. Đại học Việt-Đức là một trường còn non trẻ mang trọng trách của chính phủ Việt Nam giao phó là trong vài năm tới phát triển
thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu tại Việt
Nam.
Đặc biệt từ năm 2009, Bộ GD-ĐT đã cho phép Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam liên kết với Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Cologne, CHLB Đức liên kết đào tạo Thạc sĩ khoa học về Quản lý công nghệ và Tài nguyên.
2.3.2.2. Hợp tác khoa học, công nghệ.
Năm 1996, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức đã ký nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung. Năm
1998, Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đức cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục gửi nhiều sinh viên sang học ở Đức. Đức đã ký với Việt Nam một thỏa thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam.
. Trong nhiều năm, CHLB Đức đã có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như: Công nghệ môi trường, cung cấp và xử lý nước sạch, xử lý nước thải,
thoát nước đô thị, xử lý và tái sử dụng rác thải. lĩnh vực Tài nguyên, thăm dò và khai thác nguyên liệu, khai thác mỏ, quản lý tài nguyên bền vững, năng lượng và hiệu quả năng lượng, năng lượng xanh…
2.3.2.3. Hợp tác giao lưu văn hóa.
Năm 1990, Việt Nam và Đức ký Hiệp định văn hoá nhằm thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, năm
1997, Đức thành lập một trung tâm văn hóa - Viện Gớt tại Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Việt Nam cũng thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật sang Đức phục vụ bà con Việt kiều tại Đức, qua đó giới thiệu nền nghệ thuật phong phú,
đa dạng của Việt Nam tới công chúng Đức.
Năm 2010 được coi là năm đặc biệt trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, là “Năm Đức tại Việt Nam” và “Năm Việt Nam tại Đức”. Chuỗi sự kiện,
văn hóa xã hội... diễn ra ở hai nước đã kết nối giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biếtlẫn nhau, tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các thành tựu kinh tế, văn hóa,
xã hội của hai nước, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương Việt Nam - CHLB Đức.
2.3.2.4. Hợp tác phát triển bền vững.
CHLB Đức là một trong số các quốc gia đẩy mạnh quá trình hợp tác giúp Việt Nam phát triển một cách bền vững hơn như các dự án “Xóa đói giảm nghèo” giai đoạn 1996-2004 đã có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hình thành và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Một dự án tiếp theo có tên là “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” được triển khai từ năm 2006. Giai đoạn 1 (2006-2009) dự án thực hiện tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Binh và Đắc Lắc, sau khi
Chính phủ có định hướng giảm nghèo tập trung vào 62 huyện nghèo nhất, giai đoạn của dự án (2009-2012) tập trung ở cấp quốc gia và Thanh Hóa, là tỉnh có nhiều huyện nghèo nhất trong cả nước.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, dự án đã hỗ trợ kỹ thuật với Bộ Lao động thương binh xã hội, Viện Khoa học, đã xây dựng Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020. Dự án đã hỗ trợ đánh giá những bất cập của an sinh xã hội, giới thiệu các khái niệm về an sinh xã hội thông qua nhiều hội thảo, tập huấn, tham quan
học tập. Hệ thống an sinh xã hội hiện tại được cho là manh mún, có độ bao phủ thấp và tiếp cận hạn chế tới đối tượng yếu thế. Vì vậy dự án tập trung hỗ trợ xác định phạm vi của an sinh xã hội, tái cấu trúc lại các lĩnh vực, tăng độ bao phủ tới nhóm người lao động phi chính thức,...vv. Chiến lược mới có 6 cấu phần chính: (1)Thị
trường lao động. (2) Bảo hiểm xã hội. (3) Bảo hiểm y tế. (4) Trợ giúp xã hội. (5)
Giảm nghèo và (6) Dịch vụ xã hội.
Về lĩnh vực chính sách môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển đô thị, hai nước đã đạt đượcnhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong vấn đề quản lý bền vững tài nguyên rừng, quản lý các rừng quốc gia cũng như bảo tồn đa dạng sinh học... Đức cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các dự án trồng rừng, gìn giữ đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái biển. Ngoài ra, với sáng kiến về khí hậu và môi trường, Đức cam kết tích cực đóng góp cải thiện việc cung cấp và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
thông qua đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, tận dụng những nguồn năng lượng mới…