Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 57 - 58)

Nền kinh tế thế giới đã và đang hình thành xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, vừa phụ thuộc, vừa cạnh tranh gay gắt. Trong quan hệthương mại với các nước trên thế giới, chủ trương của đảng và nhà nước ta là nhất quán, vì mục tiêu chung là ổn

định và phát triển, kết hợp với lợi ích quốc gia với lợi ích các nước trong khu vực và quốc tế, lấy hiệu quả xã hội làm thước đo. Đối với Việt Nam, trong quan hệ với

các nước trên thế giới thì các đối tác như CHLB Đức đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính phủhai nước đánh giá rất cao chính sách phát triển quan hệ kinh tế với

các nước trên thế giới, đặc biệt là quan hệ kinh tếthương mại giữa hai nước. Từ sự

phân tích thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, chúng ta thấy rằng, quan hệđó đã không ngừng phát triển với tốc độ tương đối cao, song đó cũng mới chỉ là những bước đầu tiên, chưa đáp ứng được nhu cầu và xứng với tiềm năng của mỗi bên.

Để thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương

giữa hai quốc gia theo hướng tạo nên những tác động tích cực thì cần dựa trên những cơ sở sau:

- Một là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – CHLB Đức cần phải luôn

đổi mới, phát triển trên cơ sở thục sự bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp, không làm ảnh hưởng đến công việc nội bộ của nhau. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia đòi hỏi phải tuân thủ

nghiêm ngặt điều đó, bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tếđối ngoại với chính trịđối ngoại, bảo đảm về quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

- Hai là phát triển kinh tế, thương mại đầu tư Việt Nam – CHLB Đức phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục đích chính. Quan điểm này thể hiện ở chỗ, quan hệ kinh tế, thương mại vừa phải có tác động tích cực đối với tăng trưởng phát triển kinh tế

vừa có tác động tích cực đối với việc phát triển xã hội. Đây là một trong những tiền

đềđể thực hiện mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam, nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Quan điểm này

đòi hỏi, trong quan hệ kinh tế, thương mại phải khai thác phát huy các lợi thế so sánh của cả hai. phải đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế hàng hoá. phải nâng

cao đời sống của nhân dân. chống huỷ hoại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên môi

trường sinh thái. quan hệ đó phải góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần

xoá đói giảm nghèo, phát triển văn minh thương mại, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của quốc gia, phát triển bền vững.

- Ba là phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư phải góp phần thực hiện sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bốn là phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – CHLB Đức được thực hiện dưới sự lãnh đạo, sự quản lý và điều hành của hai nhà nước, hai chính phủ

cùng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Để đảm bảo quan hệ Việt Nam

CHLB Đức phát triển lành mạnh, đúng hướng, đúng mục đích, phục vụ cho lợi ích của cả hai quốc gia, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 57 - 58)