Một số nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 28 - 30)

2.1.3.1. Những kết quả đạt được.

- Kim ngạch thương mai song phương tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt gia tăng nhanh chóng từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cao nhất vào năm 2011

với hơn 5,5 tỷ USD so với mức 1,7 tỷ USD năm 2005 và 2,3 tỷ USD năm 2006,

- Mở rộng quan hệ thương mại với CHLB Đức giúp Việt Nam tiêu thụ được nhiều hàng hoá là thế mạnh như nông sản, hải sản, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ...

sang thị trường lớn, giúp đẩy mạnh sản xuất trong nước.

- Thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất, ngoại thương, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống, cải thiện đời sống kinh tế xã hội.

- Đức là thị trường xuất siêu quan trọng của Việt Nam, do vậy tăng cường trao đổi thương mại giúp cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu.

- Phát triển quan hệ kinh tế thương mại với CHLB Đức góp phần thúc đẩy các hoạt động cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm do Đức là một thị trường tương đối khó tính.

- Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và bất ổn thì xuất khẩu sang thị trường Đức là một trong số các mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam do sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dung của các thị trường khác.

2.1.3.2. Một số khó khăn còn tồn tại.

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của cả hai nước. Trong khi kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước chiếm 2,7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam năm

2011 thì đối với CHLB Đức chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch thương mại năm 2010.

Cả hai con số đều khá nhỏ và chưa thật sự xứng tầm với tiềm năng của hai nước.

CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất trong EU và lớn thứ 9 của Việt Nam,

trong khi đó Việt Nam xếp thứ 47 trong tổng số 144 đối tác thương mại của CHLB Đức. Điều đó cho thấy hai nước vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm thúc đẩy và phát huy tiềm năng của mình.

- Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, hàng hóa xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nguyên liệu thô, mặt hàng dùng nhiều lao động, kỹ thuật và giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó hàng nhập khẩu từ Đức phần lớn là các mặt hàng kỹ thuật cao, gần một nửa là máy móc thiết bị. Giải thích cho điều này là tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị tiên tiến trong khi sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng thì việc nhập khẩu

từ một nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Đức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên

Việt Nam cần có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và học hỏi kỹ thuật, công

nghệ để dần hướng tới là quốc gia có nền công nghiệp phát triển, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu hàng hóa giá trị cao.

Nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam – CHLB Đức đang trên đà phát triển với xu thế và triển vọng tích cực hơn bao giờ hết, cho đến nay sau hơn 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm để có thể cải thiện và thúc đẩy quan hệ thương mại với các đối tác quan trọng như CHLB Đức. Với tiềm năng sẵn có, cùng với một quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới, chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển, đồng thời cải thiện và thúc đẩy quan hệ thương mại với CHLB Đức sẽ đem lại cho cả hai nước những động lực mạnh mẽ hơn để phát triển vàphát huy lợi thế, tiềm năng của mình.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 28 - 30)