Thúc đẩy phát triển khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 53 - 54)

Hợp tác khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam.

Hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức bắt đầu từ những

năm 1996 và phát triển mạnh mẽ từđó đến nay. Nổi bật trong các hợp tác khoa học công nghệ với Đức là hợp tác trong lĩnh vực công nghệ nước và môi trường. Từ năm 2002 các hoạt động hợp tác của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam và Bộ

liên bang về Giáo dục và nghiên cứu CHLB Đức về chủ đề nước và môi trường

được phát triển nhanh chóng. Định hướng quốc tế trong nghiên cứu về nước của

CHLB Đức được xây dựng nhằm đạt muc tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và quốc tế

về nước. Nghiên cứu về nước ở Việt nam sẽ góp phần đạt được mục tiêu trên trong việc thiết lập một phương thức quản lý nguồn nước bền vững. Hợp tác ngày càng

tăng trong lĩnh vực nước và môi trường được thể hiện bằng việc ký kết các biên bản ghi nhớ trong những năm qua. Biên bản ghi nhớ đầu tiên về hợp tác song phương

trong lĩnh vực nước và môi trường được ký kết vào tháng 10/2005. Từđó các dự án về quản lý nguồn tài nguyên nước, xử lý nước thải và tái sử dụng, dự báo lũ và phục hồi các vùng lũ lụt, phục hồi các vùng bị ô nhiễm… Phần lớn các dự án trong lĩnh

vực công nghệnước và môi trường đều nằm trong dự án viện trợ ODA của CHLB

Đức dành cho Việt Nam. Đức còn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, tiêu chuẩn vềmôi trường, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm thúc đẩy Việt Nam có thể dần có những quy trình công nghệ và kỹ thuật nhằm phát triển nguồn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, một trong các mục tiêu trong quá trình phát triển bền vững.

Ngoài những sự hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ nước và môi trường, những

nhà đầu tư đến từ CHLB Đức khi đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp như: sản xuất ô tô, linh kiện, máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ… thì cũng dần chuyển giao công nghệ, truyền đạt kiến thức khoa học kỹ

thuật cho Việt Nam, làm nền tảng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển một nền khoa học kỹ thuật tốt, công nghệ cao theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 53 - 54)