Thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 55 - 57)

Từ những mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽthúc đẩy nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hóa, một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thương mại và môi trường đầu tư của mỗi quốc gia.

Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác, trao đổi đoàn, giao lưu trên lĩnh vực văn

hoá giữa Việt Nam và CHLB Đức được mở rộng và phát triển. Cụ thể, trong lĩnh

vực nghệ thuật biểu diễn và tổ chức triển lãm: hai bên nghiên cứu khảnăng tổ chức các triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. hỗ trợ trao đổi các nhóm biểu diễn, nghệ sĩ. cử các đoàn tham gia liên hoan nghệ thuật, sự

kiện văn hoá tổ chức tại mỗi nước. Trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng và di sản văn

hoá: Đề nghị phía bạn tiếp tục hỗ trợ trong lĩnh vực bảo tồn và giữ gìn các di sản

văn hoá và lịch sử. Trong lĩnh vực điện ảnh: tăng cường hợp tác và thúc đẩy tiếp xúc giữa các viện, trường, hội và hiệp hội và các đơn vị sản xuất phim. tổ chức các

Tuần lễ phim Việt Nam ở Đức và ngược lại. tạo điều kiện cho các nhà làm phim Việt Nam tham dự các Liên hoan phim tại Đức, mời chuyên gia sang đào tạo, hỗ trợ

các tổ chức, cá nhân của Đức và Việt Nam hợp tác sản xuất phim một cách hiệu quả. Về lĩnh vực giáo dục, trong các dự án hợp tác giáo dục hai bên đang triển khai thì hợp tác xây dựng Đại học Việt – Đức là dự án rất quan trọng. Xây dựng Đại học Việt – Đức là nền tảng đểhai nước phát triển hợp tác ngoại giao lên tầm chiến lược.

Đây là dự án thành công mà hai bên cùng triển khai và đang tiếp tục hợp tác đểđưa đại học này phát triển cả về quy mô và mặt nhân sự. Bên cạnh đó, hai bên đã đề cập

đến việc xây dựng và phát triển trường phổ thông Quốc tế Đức đầu tiên tại Việt Nam ở TP. HồChí Minh. Đây được xem là dự án quan trọng để nhân rộng mô hình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Về việc triển khai Dự án dạy tiếng Đức trong các trường phổ thông tại Việt Nam, theo Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Claus Wunderlich: Từ năm 2005 đến này dựán này đã được triển khai khá hiệu quả, đã có hàng nghìn học sinh Việt Nam theo học tiếng Đức và phía Đức cũng cử nhiều giáo viên sang giảng dạy. Đánh giá

cao sự quan tâm của ngài Đại sứ với các dự án hợp tác giáo dục giữa hai nước, Bộ

Giáo Dục và Đào Tạo Việt Namôn ủng hộ các chủ trương hợp tác chiến lược giữa

hai nước, đặc biệt là các dự án mà hai bên đang triển khai trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cũng đã gửi văn bản trình lên Thủ tướng Chính phủ nhằm miễn visa ngắn hạn cho các Giáo sư ĐH Việt - Đức. Đồng thời Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với Đại sứ quán

Đức tại Việt Nam.

Theo bộtrưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phạm Vũ Luận: việc tăng cường hợp tác nhất là trong giáo dục và giảng dạy ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học... Đây cũng là biểu hiện sinh

Chương 3. Tiềm năng phát triển quan h thương mại và đầu tư

song phương Việt Nam – CHLB Đức.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)