Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 50 - 53)

Hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia có tác động to lớn tới sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, giúp chuyển dịch cơ cấu, phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi bên và thúc đẩy hoạt động trong các lĩnh

vực mà trước đó còn chưa hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả. Đối với Việt

Nam, tác động thúc đẩy nổi bật ở các ngành kinh tế: 2.4.1.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp là một trong các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam từtrước tới nay. Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP trong lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể từ mức hơn 40% năm 1991 xuống còn khoảng 20% năm 2010 (theo Tổng cục thống kê) do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tuy nhiên đây vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang CHLB Đức đều là các sản phẩm nông nghiệp như: hàng hải sản, hạt

điều, café, hồ tiêu, đồ gỗ các loại… Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Đức khá lớn từhơn 100 triệu USD đến 600 triệu USD (năm 2011), điều này góp phần không nhỏ giúp đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gia tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm, cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh khi xuất khẩu sang các thịtrường khó tính như CHLB Đức.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, do vậy thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thịtrường này là bước đi quan trọng để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khác của EU. Hơn nữa một khi các sản phẩm nông sản của Việt Nam được người tiêu dùng Đức chấp nhận và lựa chọn thì khảnăng các thịtrường khác tại EU và thế giới chấp nhận là rất cao.

Không chỉ dừng lại ở khía cạnh thúc đẩy xuất khẩu, các đối tác CHLB Đức còn có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam bằng tài chính hoặc công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụnhư ngành lâm nghiệp, phía

Đức hỗ trợ tài chính cho Việt Nam thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), hỗ

trợ một mô hình trồng rừng đổi mới tại các huyện nghèo thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam (hiện có các dựán đã, đang và sẽ triển khai gồm các dự án KFW1 “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”. KFW2 “Trồng rừng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. KFW3 “ Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn”. Các biện pháp đào tạo và hỗ trợ quản lý rừng bền vững

ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn. KFW4 “ Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An”. KFW6 “Phục hồi và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên”. KFW7 “ Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La”. KFW8 “ Quản lý và phục hồi rừng bền vững ở các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên”.

2.4.1.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng.

Nền kinh tế Việt Nam từ khi bắt đầu mở của năm 1986 đã bắt đầu tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ một nền kinh tế thuần túy nông nghiệp, đã đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại. Cho đến nay, sau hơn 20 năm của chiến lược đó, Việt Nam đã có một nền tảng công nghiệp vững chắc, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của cảnước. Năm

1990 công nghiệp chỉ đóng góp hơn 22% vào GDP thì đến năm 2010 tỷ lệ này là

hơn 41% (theo Tổng cục thống kê), mức đóng góp tăng gần gấp đôi so với thập niên 1990. Điều đó cho thấy mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà

nước đã có những thành công nhất định. Góp phần vào thành công của nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua thì không thể không nhắc tới các yếu tố bên

ngoài, những dự án đầu tư của các cường quốc công nghiệp hiện đại trong đó có CHLB Đức.

Từ những năm đầu của thập niên 1990, đã có nhiều nhà đầu tư Đức quan tâm tới thị trường Việt Nam khi đó còn vô cùng mới mẻ và nhiều tiềm năng. Tập đoàn

Siemens của CHLB Đức là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Đức có mặt tại Việt Nam với nhiều dự án hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và y tế như các dự án Cung cấp hai Hệ thống Chụp cộng hưởng từ(năm 1996), cung cấp hệ

thống điệu trị bệnh ung thư tiên tiến nhất cho bệnh viện K tại Hà Nội (năm 2000),

thiết kế và cung cấp 16 đầu máy xe lửa cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (năm

2004) và nhiều dự án cung cấp các thiết bị cho các nhà máy điện, thép, xi măng…

Một tập đoàn công nghiệp khác của Đức là Robert Bosch GmbH có mặt tại Việt Nam từnăm 2004 chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp, xây dựng, linh kiện ô tô và công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin… Ngoài ra còn nhiều đối tác khác của

CHLB Đức đang đầu tư tại Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp, kỹ thuật mà Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, CHLB Đức cũng có nhiều sự hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong các dự án xử lý nước thải, xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng nâng cao hiệu quả hệ thống đường bộ, đường sắt. Đồng thời CHLB Đức sẵn sàng chia sẻ

chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực quản lý và phát triển

đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, công nghệ xây dựng. CHLB Đức cũng mong

muốn hợp tác với Bộ Xây dựng Việt Nam trong các vấn đề tiết kiệm năng lượng trong xây dựng. xây dựng xanh. tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà. xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa cho sản phẩm xây dựng... nhắm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

2.4.1.3. Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.

Các đối tác CHLB Đức không chỉ có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp mà các ngành dịch vụ cũng phát triển và được đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài trong đó

có thịtrường Việt Nam. Có thể kểđến các tập đoàn của CHLB Đức hoat động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ có mặt tại Việt Nam như: DHL Express cung cấp dịch vụ

logistics, là một trong các nhà đầu tư đến từ Đức có mặt tại Việt Nam. tập đoàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam từ năm 2002 lần đầu tiên mang mô hình cash and carry (là một mô hình

đặc biệt thiết kế cho hệ thống phân phối tự phục vụ, nó được phát triển đặc biệt để

phục vụ và thỏa mãn nhu cầu kinh doanh đòi hỏi tiết kiệm về chi phí và về thời gian) và là một trong số các nhà phân phối bán lẻnước ngoài đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam, mở ra một mô hình kinh doanh hiện đại, hiệu quả. hay ngân hàng Deutsche bank, là một trong số các ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từnăm 1992, Deutsche bank cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có chi nhánh tại Việt Nam được cung cấp dịch vụngân hàng điện tử và là một trong ba

ngân hàng nước ngoài dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm phức hợp và dịch vụ cho vay xuất nhập khẩu. Deutsche Bank có sàn giao dịch tại Việt Nam và là nhà cung cấp tính thoanh khoản, tư vấn hàng đầu cho hệ thống tài chính và các doanh nghiệp Việt Nam.

Những đối tác đến từ CHLB Đức này đều là những tập đoànđa quốc gia lớn trên thế giới, có những bước đi đầu tiên vào thịtrường Việt Nam trong những ngành dịch vụ còn mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Và hoạt động từ

những tập đoàn này của CHLB Đức chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh mẽ tới sự

phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam, vốn còn non trẻ và mới mẻnhưng có sự đóng góp tới gần 40% vào GDP.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 50 - 53)