Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 44 - 46)

Trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ phát triển chính

ODA mà Đức cung cấp cho Việt Nam đạt trên 1,5 tỉ USD, đứng thứ 2 trong EU (sau Pháp). Ngay cả trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế hiện nay,

Đức vẫn quyết định không cắt giảm viện trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2009 được tổ chức vào đầu

tháng 12-2009 tại Hà Nội, CHLB Đức cam kết viện trợ phát triểncho Việt Nam hơn

200 triệu USD trong tài khóa 2009-2010, chiếm gần 12,7% so với tổng mức cam kết vốn ODA của EU dành cho Việt Nam, tăng 17% so với năm tài khóa 2008-2009. Các dự án ODA của CHLB Đức tại Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm

chính: hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển bền vững và chính sách môi trường. Ngoài ra nguồn vốn này còn được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực thể chế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam của CHLB Đức thì Ngân hàng

Tái thiết Đức (KFW) là đối tác khá quan trọng. KFW là ngân hàng phát triển đóng vai trò tích cực trong cung cấp tài chính cho xuất khẩu, đầu tư và dự án. Trong hợp

tác tài chính với các nước đang phát triển KFW cung cấp các dịch vụ tư vấn và các loại hình dịch vụ khác. Đối với KFW, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng từ nhiều năm nay. Năm 2001, văn phòng đại diện của KFW đã được thành lập tại Hà Nội. Tổng trị giá các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại từ KFW đối với Việt Nam là gần 330 triệu EUR, tính từ năm 1990. Hoạt động cốt lõi của KFW

tại Việt Nam là hợp táctài chính. Trong khuôn khổ loại hình hợp tác này, KFW

được Chính phủ CHLB Đức uỷ nhiệm cung cấp tài chính cho các chương trình đầu tư vàcải cách gồm cả những khoản đầu tư cho hạ tầng kinh tế như giao thông, năng lượng, thông tin cũng như các khoản đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, các dự án đảm bảo sự tiếp cận với các hạ tầng xã hội như nước sạch, y tế và giáo dục. Hơn nữa, KFW trợ giúp phát triển một hệ thống tài chính hiệu quả và cung cấp các khoản tín dụngcho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các chương trình của mình, KFW

đã và đang hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo do Chính phủ Việt Nam phát động năm 2002. Bên cạnh việc cung cấp tài chính cho hợp tác phát triển, KFW cũng cung cấp các khoản vay thương mại cho Việt

Phía Đức cho biết trong thời gian tới, Đức sẽ tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam qua các dự án đang triển khai như tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Long Thành, dự án ngôi nhà Đức… Ông Jochen Homann, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức, nhấn mạnh các doanh nghiệp Đức có ý thức phát triển những ngành công nghệ mới, thân thiện với môi trường… Trong hợp tác,

doanh nghiệp Đức sẵn sàng hợp tác một cách chặt chẽ và quan tâm đến các mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)