2.1.2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức khá đa dạng, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao tập trung vào các lĩnh vực có thể mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, hàng nông thủy sản…
Giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức (Đơn vị: USD)
Mặt hàng xuất khẩu 2011 2010
Hàng dệt may 601.150.697 445.850.781
Điện thoại các loại và linh kiện 600.214.746 0
Giầy dép các loại 410.258.711 356.774.795 Cà phê 296.249.465 233.014.846 Hải sản 245.547.530 209.076.629 Cao su 132.458.654 89.585.174 Gỗ và sản phẩm gỗ 125.934.720 116.864.802 Sản phẩm từ chất dẻo 102.161.730 70.399.387 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù 101.451.938 85.197.408
Sản phẩm từ sắt thép 93.333.841 75.367.277
Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 80.278.533 52.051.134
Hạt tiêu 67.124.413 59.103.560
Máy vi tính và linh kiện 51.851.111 35.467.483
Phương tiện vận tải và phụ tùng 37.762.881 96.168.189
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 27.857.950 27.178.977
Sản phẩm gốm sứ 24.494.204 28.004.490
Hạt điều 20.519.044 16.869.604
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 15.701.989 0
Sản phẩm từ cao su 13.622.170 11.470.088
Hàng rau quả 9.532.435 7.334.672
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 9.174.629 6.753.834
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 6.084.822 5.279.924
Chè 5.560.404 4.991.845
Các sản phẩm hóa chất 4.632.113 0
Giấy vàcác sản phẩm từ giấy 2.431.949 696.063
Sắt thép các loại 657.286 302.998
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Năm 2011, hàng dệt may đứng đầu trong số các ngành hàng xuất khẩu vào Đức với giá trị hơn 600 triệu USD, tăng hơn 35% so vớinăm 2010, kế đến là giày dép các
loại đạt 410 triệu USD, cafe, cao su, hàng thủy sản, đồ gỗ đếu có giá trị xuất khẩu cao từ hơn 100 triệu tới gần 300 triệu USD. Ngoài những mặt hàng có thế mạnh,
Việt Nam còn xuất khẩu khá nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre đan, gốm sứ, đồ da…là những mặt hàng truyền thống.
Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chủ yếu là các mặt
hàng tiêu dùng, có hàm lượng công nghệ kỹ thuật thấp do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Đức vốn là nước đi đầu về kỹ thuật và công nghệ cao.
2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu.
Việt Nam nhập khẩu từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị với giá trị hơn 1 tỷ USD năm 2011, kế đến là phương tiện vận tải, đồ điện, điện tử, hóa chất, dược phẩm, sắt thép… cũng được nhập khẩu với giá trị lớn.
Giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Đức (Đơn vị: USD)
Mặt hàng nhập khẩu 2011 2010
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.025.000.426 906.155.522
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 225.953.458 12.075.222
Dược phẩm 115.467.624 97.836.226
Sản phẩm hoá chất 109.156.471 78.641.324
Ô tô nguyên chiếc các loại 75.614.168 65.874.505
Linh kiện, phụ tùng ô tô 59.318.777 65.855.852
Sản phẩm từ sắt thép 49.207.736 48.853.203
Phế liệu sắt thép 45.291.000
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 44.315.665 29.071.516
Chất dẻo nguyên liệu 42.931.987 40.916.970 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 41.403.890 24.217.627
Vải các loại 40.270.605 26.512.604
Hoá chất 33.051.141 29.584.525
Sắt thép các loại 27.908.874 22.373.036
Sữa và sản phẩm sữa 25.278.795 9.922.744
NPL dệt may da giày 20.710.216 17.980.265
Kim loại thường khác 14.500.299 24.609.592
Gỗ và sản phẩm gỗ 11.161.021 11.554.886
Sản phẩm từ cao su 10.693.678 9.845.285
Phân bón các loại 9.417.390
Giấy các loại 7.729.330 7.041.010
Nguyên phụ liệu thuốc lá 4.892.513 9.870.880
Sản phẩm từ kim loại thường khác 4.783.774
Dây điện và dây cáp điện 4.522.478 5.351.660
Linh kiện, phụ tùng xe máy 4.492.276 548.305
Cao su 3.885.836 6.210.487
Thức ăn giá súc và nguyên liệu 3.476.791 1.555.715
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 3.141.256 3.252.189
Sản phẩm từ giấy 2.543.367 2.357.902
NPL dược phẩm 2.291.227 4.413.305
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2.262.301 1.807.140
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn từ Đức đều là hàng có kỹ thuật và công nghệ
cao, những hàng mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa đủ đáp ứng hoặc năng lực cạnh tranh trong nước còn thấp. Đặc biệt là hàng máy móc, thiết bị trong các năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu tới khoảng trên dưới 1 tỷ USD, chiếm tới trên 45% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ Đức. Điều đó cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển các ngành, các lĩnh vực của Việt Nam.