Những giải pháp, chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 62 - 67)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống, chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong thời gian qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu được cải tiến, bổ sung sửa

đổi rất nhiều cho phù hợp với chủtrương hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên hệ thống thuế còn nhiều sơ hở, bất hợp lý, gây khó khăn cả cho người thực

hiện và cơ quan quản lý. Luật thuế, biểu thuế xuất nhập khẩu còn phức tạp, việc

định danh tên gọi, mã sốchưa đạt được sự thống nhất cao. Do đó, cần phải tiếp tục

được sửa đổi, đơn giản hoá hệ thống biểu thuế, hạn chế việc áp dụng thuế suất theo công dụng của hàng hoá, gây sự bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, vì cùng một mặt hàng có thểthay đổi mục đích sử dụng theo ý muốn của người nhập khẩu.

Mặt khác, các thủ tục khi thông quan hàng hóa tại cửa khẩu khá rườm rà, gây

không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó cải thiện và rút ngắn quá trình thông quan hàng hóa, tự động hoá các quy trình nghiệp vụ kiểm tra hàng hoá của các cơ quan hải quan, kiểm dịch tại cửa khẩu, đẩy nhanh tốc độ thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu, tránh gây ùn tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam là hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian,

các đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm, tín dụng xuất nhập khẩu… cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới ngành ngân hàng phải phát huy giữ vai trò chủ đạo về thanh toán ngoại hối và chỉ có làm tốt chức năng thanh

toán mới tạo được sự ổn định trong giao lưu tiền tệ, đảm bảo phát triển quan hệ thương mại lành mạnh. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệđại lý với các ngân hàng CHLB Đức, hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các

doanh nghiệp cả hai nước, các ngân hàng thương mại cần có chiến lược mở rộng mạng lưới, hệ thống chi nhánh tại nước bạn. Về chất lượng các ngân hàng cần xây dựng hệ thống thanh toán an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, nâng cao năng lực và sức mạnh tài chính của mình, đồng thời cần có nhiều giải pháp, dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có một hệ thống văn bản pháp luật

tương đối đầy đủ trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay còn thiếu nhất quán, một số văn bản pháp luật còn chồng chéo,

chưa đồng bộ đã và đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay quốc hội đang có kế hoạch sửa đổi

một loạt các luật theo kiến nghị của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) để làm cơ sở cho việc hoàn thiện môi trường kinh doanh trong số đó đáng

kể nhất là kế hoạch sửa đổi Luật đầu tư. Ra đời năm 2005, Luật Đầu tư từng được xem là “một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam”. Nhờ văn bản này, các doanh nghiệp trong và

ngoài nước đã "được mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh với việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam", theo lời ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên Thực tế cho thấy, do Luật

Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên việc xác định địa vị

pháp lý cũng như điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh của các đối tượng này còn

chưa có quan điểm thống nhất giữa các vơ quan quan cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài ra còn khá nhiều điều bất cập và không còn phù hợp với thực tế, do đó việc sửa đổi Luật đầu tư là vô cùng cần thiết, đặc biệt tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra theo kiến nghị của VCCI thì các luật

được đưa ra xem xét sửa đổi còn có Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương

mại, Luật Dân sự, Luật Hàng hải, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan, Luật Bảo vệmôi trường, Luật Quản lý thuế, Luật Kế toán, Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và khoảng 200 văn bản

hướng dẫn của Chính phủ và các bộ ngành. Một khi Việt Nam có một hệ thống

pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư tư nhân và nước ngoài phát triển thì chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành “thỏi nam châm” hút vốn FDI.

Tuy nhiên, ngoài hệ thống pháp lý còn nhiều vướng mắc thì thủ tục hành chính cũng là một rào cản khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn. Hơn nữa thủ tục và quy trình cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài không hề đơn giản, nhiều trường hợp kéo dài hàng năm khiến cho nhiều dự

án không thể triển khai hoặc nhà đầu tư nước ngoài rút lui.

Do đó, hoàn thiện hệ thống luật pháp và cải cách thủ tục hành chính là một

điều kiện tiên quyết trong việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút vốn từcác nhà đầu tư CHLB Đức nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Thiết lập những ưu đãi, khuyến khích cho nhà đầu tư CHLB Đức.

Qua phân tích thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của các đối tác CHLB

Đức tại Việt Nam có thể thấy số vốn và số lượng các nhà đầu tư CHLB Đức khá nhỏ so với các đối tác đầu tư khác trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Tuy nhiên các dự án đầu tư của CHLB Đức lại đi vào những ngành, những lĩnh vực mà Việt Nam còn chưa thực sự phát triển và còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng như ngành chế biến chế tạo, công nghệ cao, máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm y tế… Do đó, những chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư đến từ CHLB Đức đầu tư vào những lĩnh vực này là một biện pháp vừa gia tăng đầu tư của đối tác CHLB Đức, vừa giúp phát triển những ngành công nghiệp quan trọng mà Việt Nam chưa đủ tiềm lực phát triển. Một số

biện pháp ưu đãi, hỗ trợcác nhà đầu tư như:

- Hỗ trợ chi phí đào tạo công nhân: kinh phí đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghềcho lao động là người của địa phương có hợp đồng dài hạn tại các dựán đầu tư địa phương.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội chợ triển lãm

để tiếp cận, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ tìm kiếm các nhu cầu và thịtrường xuất khẩu.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin: hỗ trợ và cung cấp các thông tin cần thiết một cách chính xác, nhanh chóng để khảo sát và lập dự án đầu tư, cũng như các thông tin

trong ngành, lĩnh vực đầu tư.

- Những ưu đãi về thuế: có thểdành cho các nhà đầu tư một mức thuếưu đãi hơn so

với các nhà đầu tư đến từ các khu vực, quốc gia khác khi đầu tư vào các dự án, các ngành và lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích.

3.2.1.4. Thiết lập diễn đàn song phương vềthương mại và đầu tư.

Cho tới nay hoạt động trao đổi thương mại và xúc tiến đầu tư giữa hai quốc gia

đang có những bước phát triển tốt, được minh chứng bằng kim ngạch thương mại

song phương có những mức gia tăng ấn tượng hàng năm, cùng với đó là hoạt động

đầu tư và dòng chảy FDI cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Chính vì vậy, một diễn đàn song phương về thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia sẽ là nơi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm những đối tác, những

cơ sởvà cơ hội đầu tư lẫn nhau. Tại đây các tổ chức, doanh nghiệp có thể tổng kết,

đánh giá và rút ra kinh nghiệm khi trao đổi với bạn hàng, đối tác, đồng thời có thể

học hỏi từ những chia sẻ của những người đi trước. Điều này là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh khi mà các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, lường trước được những khó khăn và tìm giải pháp, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư, đồng thời đánh giá được hiệu quả hoạt động một cách chính xác hơn.

Để thiết lập, tổ chức một diễn đàn trao đổi song phương cần có sự trợ giúp, phối hợp từ phía chính phủ, hoặc chính phủ và các cơ quan ban ngành hai nước

đứng ra tổ chức để tăng cường tính chính xác, minh bạch thông tin và tạo cơ sở

pháp lý có mức tin cậy cao hơn nhằm thu hút đông đảo các doanh nghiệp hai phía tham gia.

3.2.1.5. Nâng cao trình độlao động trong nước.

Từ nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng đủ trình độ và kỹnăng cần thiết của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các nhà

đầu tư CHLB Đức thì điều này lại càng mang tính thiết yếu khi mà các lĩnh vực đầu

tư lại tập trung vào những ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, hóa chất… đều là những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao của lao động.

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao trình độ

của người lao động như xây dựng các trường đào tạo nghề, huấn luyện thêm về chuyên môn cho sinh viên khi ra trường, cử cán bộ đi học tại nước ngoài… Tuy

nhiên điều đó vẫn chưa đáp ứng đủ và nguồn lực lao động của Việt Nam nhìn chung vẫn còn thiếu và yếu. Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan cần có đề án và chủ trương xây dựng và thiết kế lại các chương trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học cho phù hợp và thực tế hơn, đặc biệt cần quan tâm đào tạo những kỹnăng cần thiết trong công việc cho sinh viên.

Theo khảo sát của công ty chuyên về tuyển dụng Robert Walters Global vừa công bố, nhu cầu tuyển dụng và thu nhập trong một số lĩnh vực chính của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong năm 2011 và xu hướng năm 2012 vẫn rất cao mặc dù nền kinh tế khó khăn,

sự có trình độ. Hơn nữa, nguồn lực lao động là một trong số các mối quan tâm hàng

đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các đối tác CHLB Đức. Do đó Việt Nam cần có những chú trọng phát triển, nâng cao bồi dưỡng trình độ, kỹnăng của

người lao động nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế cũng như thu hút các nhà đầu tư đến từCHLB Đức và các đối tác nước ngoài khác.

3.2.1.6. Thiết lập và duy trì kinh tế vĩ mô ổn định.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu

hướng chậm lại và lạm phát thường ở mức cao đã làm xói mòn ít nhiều lòng tin của

không ít các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là lạm phát thường xuyên ở mức “hai con số”, sức tiêu dùng trong nước có chiều hướng suy giảm đang khiến các nhà đầu

tư nước ngoài tìm kiếm một quốc gia khác thay thế. Tuy chính phủđã có rất nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng môi trường kinh tế

vĩ mô vẫn còn khá nhiều bất ổn, là một trong số những trở ngại không nhỏ đối với

các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy, ổn định lạm phát ở

mức thấp, duy trì tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng trong nước không chỉ là những mục tiêu đối với kinh tế xã hội trong nước mà còn là bước đệm vô cùng quan trọng nhằm tăng cường trao đổi thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các đối tác CHLB Đức nói riêng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy (Trang 62 - 67)