7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng về vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của ban
của trưởng đoàn thanh tra, các thanh tra viên, các cá nhân, tổ chức có liên quan. Văn bản qui định rõ đối tượng thanh tra, hình thức hoạt động thanh tra, yêu cầu đối với công tác thanh tra, nội dung thanh tra, qui trình thanh tra.
2.3.2. Thực trạng về vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của banthanh tra thanh tra
Tổ Thanh tra - khảo thí và đảm bảo chất lượng (TTr-KT&ĐBCL) (nay là Ban thanh tra - đảm bảo chất lượng ) được thành lập theo quyết định số 196/ QĐ- CĐCNPY ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên nhằm tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra nội bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, theo các quy định của Bộ GD&ĐT. Nhiệm vụ cụ thể được nêu trong Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn thuộc trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên:
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các mặt hoạt động trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức, phối hợp thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng.
Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ và việc thực hiện các quy định về giáo trình bài giảng ở mọi loại hình đào tạo trong phạm vi toàn Trường.
Thống kê báo cáo định kỳ về chất lượng đào tạo. Quản lý, dự báo và xử lý thông tin về đào tạo và chất lượng đào tạo;
Thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà trường về mua sắm vật tư và các trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường;
Thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Trường theo quy định của pháp lu ật;
Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu ừanh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp lu ật;
Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành các quy định của nhà trường, các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT, Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đề nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật, các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Nhà trường về giáo dục đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế, không còn phù hợp với thực tế.
2. Đảm bảo chất lượng:
Triển khai các hoạt động liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục và tự đánh giá nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch hàng năm về đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường; Xây dựng kế hoạch tự đánh giá cuối năm học và lập báo cáo tự đánh giá của toàn trường hàng năm;
Triển khai việc lấy ý kiến của người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên;
Triển khai việc lấy ý kiến của người học tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của Trường trước khi tốt nghiệp;
Triển khai việc lấy ý kiến của các đơn vị tuyển dụng, các cựu sinh viên, các hội nghề nghiệp về chương trình đào tạo, về chất lượng đào tạo, về phương hướng phát triển của Nhà trường, thực hiện sứ mạng, yêu cầu của địa phương;
Thường xuyên đối chiếu với các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục đại học để phối họp với các đơn vị duy trì và nâng cao kết quả kiểm định giáo dục;
Phối hợp các khoa thực hiện khảo sát sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình với chuẩn đầu ra để đánh giá khách quan mức độ đảm bảo chất lượng đào tạo của các khoa từ đó cải tiến chương trình đào tạo cho phù họp;
Tổ chức các khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng trong giáo dục cho các đối tượng trong trường;
Lưu trữ dữ liệu, thông tin, tài liệu minh chứng về kiểm định chất lượng giáo dục và về Tự đánh giá.