Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 78 - 80)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Những hạn chế

- Hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra còn chưa được đồng bộ và cụ thể hóa. Không có hành lang pháp lý cụ thể, Thanh tra của nhà trường đang hoạt động dựa trên những quy định về thanh tra theo luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra, điều đó khiến hoạt động thanh tra tại nhà trường nhiều khi chưa được coi trọng và không được chính tắc trong một số hoạt động như: v ề phụ cấp nghề nghiệp, về thanh toán công tác phí. Một số văn bản của Nhà trường cũng chưa quy định cụ thể đối với tổ chức và hoạt động thanh tra, cụ thể là Quy chế chi tiêu nội bộ, một trong những văn bản quan trọng để tổ chức và hoạt động thanh tra của Nhà trường có hiệu quả bởi vì trong Quy chế chi tiêu nội bộ quy định cụ thể tài chính cho các hoạt động của Nhà trường trong đó có hoạt động thanh tra.

- Một số thay đổi về nội dung công tác thanh tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh ừa giáo dục (Nghị định số 42), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày

5/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn về thanh ừa chuyên

ngành ừong lĩnh vực giáo dục (Thông tư 39) triển khai còn chậm.

- Đội ngũ cán bộ thanh tra nói chung chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và các nghiệp vụ khác như kế toán, xây dựng, thẩm định chất lượng... nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Việc huy động những cán bộ quản lý giỏi và những giảng viên giỏi về làm công tác thanh tra là rất khó khăn vì chính sách hiện nay đối với cán bộ

thanh tra chưa thu hút được họ. Yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý để giữ uy tín cho nhà trường đòi hỏi phải có đội ngũ thanh tra đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

- Việc nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện quy trình, nội dung, phương pháp thanh tra, sự am hiểu luật pháp của một số thanh tra viên, cộng tác viên còn hạn chế, chưa đầy đủ, nhất là những điểm đổi mới trong thanh tra, đôi lúc còn dập khuân, máy móc khi thanh ừa giáo viên nên hiệu quả thanh tra đôi lúc chưa cao, đánh giá chưa triệt để tình trang thực tế của đối tượng thanh tra.

- Một số cán bộ thanh tra chỉ coi trọng dự giờ thăm lớp chưa chú ý đến chất lượng tư vấn thúc đẩy công tác quản lý của Hiệu trưởng, đôi lúc còn nặng về thanh tra chuyên môn, chưa quyết liệt chuyển sang thanh tra quản lý, chưa chỉ rõ các khuyết điểm để có kết luận đầy đủ, toàn diện đối với công tác quản lý của Thủ trưởng đơn vị, đôi khi còn dè dặt, nể nang khi xếp loại.

- Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ thanh ừa và giảng viên chưa có nhận thức đúng về công tác thanh tra nên còn khó khan trong việc chỉ đạo, huy động lực lượng tham gia thanh tra cững như sự tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ thanh tra thực hiện nhiệm vụ khi họ là đối tượng thanh tra.

- Các nội dung thanh tra chủ yếu theo các Văn bản quy định của Đảng, Nhà nước, Nội quy, Quy chế của trường và chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể trong thanh tra như: Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên; việc thực hiện nội quy, quy chế của học sinh- sinh viên và các hoạt động khác của nhà trường. Vì vậy, kết quả thanh tra nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa chính xác, khách quan.

- Hiệu lực các Quyết định thanh tra chưa cao. Nhiều kết luận thanh tra chưa

được lấy làm căn cứ để khen thưởng, đề bạt hay xử lý cán bộ nên hiệu quả thanh tra còn hạn chế.

- Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác thanh tra còn nhiều bất cập, trong khi đây là lĩnh vực công tác nhạy cảm. Do quan niệm thanh tra nhà trường là thanh

tra nội bộ, nên cán bộ thanh tra đến thời điểm này vẫn không được hưởng phụ cấp như cán bộ thanh tra nhà nước và các bộ.

- Việc quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Nhà trường chưa thành lập phòng tiếp công dân. Do đó, việc thực hiện các quy định về tiếp công dân còn nhiều bất cập, cán bộ, công chức tùy tiện tiếp cận Hiệu trưởng gây phiền hà, đơn thư gửi đến tiếp nhận và xử lý không đúng quy định.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 78 - 80)