Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Đề xuất biện pháp phải trên cơ sở chung là tạo hiệu quả cho công tác tổ chức và hoạt động thanh tra. Các vấn đề liên quan như cơ sở vật chất- trang thiết bị, năng lực tổ chức của CBQL, sự ủng hộ của các đơn vị, giảng viên... đều được đề cập.

Tổ chức và hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ giáo dục của trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên. Nó góp phần nâng cao năng lực, chất lượng quản lý, điều chỉnh các đơn vị trong trường thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Nâng cao tổ chức và hoạt động thanh ừa trong trường là một vấn đề mới mẻ, có tính cấp thiết, cần đảm bảo tính đồng bộ, cần có sự quan tâm chỉ đạo từ Đảng ủy, Ban giám hiệu và sự ủng hộ của các cán bộ, công chức, giảng viên và đặc biệt là sự cố gắng của tất cả những cán bộ làm công tác thanh ừa.

Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ cần phải đảm bảo quán triệt: Coi trọng công tác chính trị - tư tưởng; Công khai, dân chủ; Đạt hiệu quả cao và mang tính giáo dục. cần phải nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra; cần phải đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra và cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo luật định.

3.2. Các biện pháp tể chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra.

1. Mục tiêu của biện pháp:

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy không chỉ là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động thanh tra hoạt động một cách hiệu quả hơn mà nó còn là cơ sở để phát triển hoàn thiện, đồng bộ hơn.

Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường nói chung và cộng tác viên thanh tra nói riêng hiểu rõ được vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, của hoạt động thanh tra giáo dục, những điểm đổi mới trong công tác thanh ừa chuyên cũng như tiêu chí đánh giá, từ đó có nhận thức đúng đắn về tầm quan ừọng của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên môn nói riêng.

Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cộng tác viên thanh tra nhận thức hoạt động thanh tra chính là động lực thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó xây dựng tổ chức thanh tra có kế hoạch, hiệu quả. Qua hoạt động thanh tra cũng đồng thời nâng cao hiểu biết về công tác thanh tra, nghiệp vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ thanh tra giáo dục và đối tượng được thanh tra.

Hình thành ý thức và hành động hợp tác để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra giáo dục.

Công tác thanh tra trong mỗi giai đoạn nhất định phải dựa trên một hệ thống văn bản pháp lý được hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Bởi vậy, đi đôi với việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước về giáo dục nói chung cũng như thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên nói riêng thì vấn đề xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Nội dung thực hiện biện pháp

Cần phải tăng thẩm quyền cho ban thanh tra theo hướng tăng cường tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay.

Giao quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình thanh tra hằng năm cho trưởng ban thanh sau khi đã báo cáo thống nhất định hướng với Thủ trưởng cơ quan. Vai trò của Thủ trưởng cơ quan chỉ mang tính chất định hướng công tác thanh ừa hằng năm (đối tượng, phạm vi, nội dung), trưởng ban thanh tra sẽ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh ừa sát với thực tế phù hợp với tình hình, không mang tính giàn trải và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra trước Thủ trưởng cơ quan.

Quy định tăng thêm thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và thời gian kết luận thanh tra. Hơn nữa, nên giao cho Trưởng đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra. Bởi vì, việc giao cho người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra như hiện nay làm hạn chế tính tích cực, chủ động và chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra là người trực tiếp tiến hành thanh tra nên sẽ nắm

chắc diễn biến, tình hình của sự việc, còn người ra quyết định thanh tra do không trực tiếp tiến hành thanh tra nên không nắm được tình hình thực tế của cuộc thanh tra dẫn đến thời gian xem xét, ra kết luận kéo dài.

Tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham những, mang lại hiệu quả cao hơn cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các đơn vị, bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát, điều tra khác.

3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ban thanh tra của trường tổ chức có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nghiên cứu các văn bản: Luật giảo dục, Luật cán bộ công chức, Luật thanh tra,

Luật khiếu nại, tổ cảo... để kịp thời nắm bắt chủ trương, quy định cơ bản thực hiện

tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động mới cho Ban thanh tra để nhằm phát huy được hiệu quả của hoạt động này. Mô hình mới phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác thanh tra từ khi quy định của pháp luật về thanh tra ra đời cho đến nay, cần đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm và những mặt tồn tại của nó để rút ra những kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thanh tra trong thời gian qua để vận dụng vào quá trình hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay. Mô hình tổ chức và hoạt động phải đảm bảo được tính độc lập tương đối không lệ thuộc thái quá vào Hiệu trưởng tránh làm mất đi sự khách quan, độc lập của hoạt động thanh tra. Làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Trường phải có đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra tâm huyết, có trình độ, có kinh nghiệm, có bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức và được tập huấn bài bản, kỹ lưỡng, có sức thuyết phục đối tượng thanh tra, kiểm tra.

3.2.2. Đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, giảng viên về hoạt động thanh tra.

Để đáp ứng các yêu cầu phát triển việc định hướng đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, hoạt động thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên nói riêng đang là vấn đề bức xúc.

Việc đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức và hoạt động thanh tra là đòi hỏi khách quan và đáp ứng nhu cầu xã hội trên tất cả các phương diện tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, phương thức hoạt động, mối quan hệ trong tổ chức và hoạt động. Khi đoàn thanh tra có được phương thức hoạt động hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Ngược lại nếu hoạt động thanh tra không họp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thanh tra.

Việc đổi mới nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với người đứng đầu biện pháp khắc phục hậu quả; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đứng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của Ban thanh tra cũng như ừong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh tra

2. Nội dung thực hiện biện pháp

Đổi mới nhận thức về vị ừí, vai trò, mục đích và yêu cầu của công tác thanh tra. Đồng thời đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra.

Tăng cường tính độc lập và thẩm quyền cho đơn vị thanh tra, nhất là trong xây dựng chiến lược, kế hoạch và quyết định trong công tác; kiến nghị và đình chỉ những văn bản, những hành vi trái pháp luật; kiến nghị xử lý người đứng đầu đơn vị, tổ chức khi xảy ra sai phạm; có thẩm quyền xử lý đối với một số vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Đổi mới hoạt động thanh tra đảm bảo nguyên tắc hoạt động thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời theo quy trình nghiệp vụ thống nhất và đề

cao vai trò cá nhân trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động thanh tra đổi mới theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm.

Hoàn thiện cấu trúc hệ thống thanh tra của Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng và nâng cao văn hóa thanh tra, hoàn thiện đạo đức của cán bộ thanh tra trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vai trò của công tác thanh tra đối với sự phát triển của Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

Tăng cường phối hợp trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động thanh tra từ Hiệu trưởng cho đến các Trưởng Khoa, Ban tạo thành một thể thống nhất trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tr.

3. Cách thức thực hiện biện pháp

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra có vai ừò hết sức quan trọng. Do vậy, cần phải được cán bộ lãnh đạo có trình độ, có tâm huyết với sự nghiệp phát triển của nhà trường. Tư duy của người chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra phải mang tư duy tổng hợp, nhạy bén, dám làm dám chịu. Phải biết phân biệt đúng sai, phải thấy lợi ích của cơ quan, đơn vị của tập thể làm trọng tâm, phải nhìn thẳng vào vấn đề để sửa chữa những khuyết điểm, khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa trong tất cả các khâu của quản lý.

Đối với cán bộ làm công tác thanh tra: Có thể nói rằng, hiệu quả của hoạt động thanh tra giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực, trình độ và kinh nghiệm và tư duy của chính những cán bộ làm công tác này bởi con người luôn là nhân tố quyết định của mọi vấn đề. Cho dù các cơ chế khác có tốt đến đâu nhưng được thực thi bởi những con người kém năng lực và trình độ thì cơ chế ấy sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, để nâng cao vai trò của Thanh tra giáo dục ừong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và phát huy hiệu quả của công tác thanh tra ừong các cơ sở giáo dục đặc biệt là trong các trường cao đẳng, càn hết sức chú nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác

này, qua đó phát huy và phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục đào tạo; phải kiện toàn đội ngũ thanh tra viên cả về số lượng và chất lượng. Thanh tra là một nghề, đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, vừa phải có trình độ được đào tạo, vừa phải có kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, nhất là trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục cũng diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Chính vì lẽ đó càng đặt ra yêu cầu về năng lực và ừình độ của những cán bộ làm thanh tra trong ngành giáo dục. Bên cạnh năng lực, cán bộ thanh tra khi thực hiện cần phải có đạo đức và trách nhiệm công vụ để định hướng lương tâm, hành vi khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu cán bộ thanh tra giáo dục không có đạo đức và tinh thần trách nhiệm thấp thì rất dễ thực hiện những hành vi bị pháp luật ngăn cấm như: sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; cố kết luận sai sự thật; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật... Vì vậy, nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức thực hiện thanh tra giáo dục là một giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.

Đối với đội ngũ giảng viên: Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên về công tác thanh ừa và về vị trí, vai trò, chức năng của thanh tra con nhiều bất cập.

vẫn còn một số cán bộ quản lý, giảng viên xác định chưa đúng về thẩm quyền, mục đích, đối tượng của thanh tra, nghĩa là nhận thức về công tác thanh tra của một số cán bộ chưa thật đầy đủ. Đe khắc phục thực trạng này thì rất cần phải đưa ra biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên về thanh tra và vai trò của đội ngũ thanh tra. Từ đó có nhận thức đứng đắn về hoạt động thanh tra và người làm công tác thanh tra. Hình thành cho giảng viên ý thức và hành động hợp tác, đóng góp xây dựng tổ chức thanh tra ngày càng vững mạnh.

Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm pháp huy tính chủ động và tự chịu ừách nhiệm của các cơ sở giáo dục, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đấy lùi các hiện tượng tiêu cực. Đe thực hiện điều này, về phía Nhà

nước cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức làm công tác này về những hành vi bị ngăn cấm, những hành vi cần phải thực hiện đúng đắn và có hiệu quả; đồng thời nhà nước cũng cần xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và tinh thần thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành giáo dục. về phía cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành giáo dục cần tự rèn luyện bản thân để nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ.

4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Ban thanh tra cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về thanh tra trong đào tạo cao đẳng, đại học.

Phải có những cán bộ có trình độ lý luận, có năng lực cảm hóa, thuyết phục và thực sự tâm huyết với công việc

Văn bản tài liệu được sưu tập, in ấn đủ số lượng và phải chính xác về câu chữ. Phải có kế hoạch tổ chức cụ thể.

Thanh tra viên phải thể hiện rõ trình độ, năng lực, phẩm chất khi tiến hành các hoạt động thanh tra. Thanh tra phải làm việc đúng, đủ chức năng của mình, phải gương mẫu và có uy tín.

3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác

1. Mục tiêu của biện pháp:

Xác định các vấn đề cần đổi mới ừong hoạt động thanh tra

Xác định rõ các nội dung cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra nhằm nâng cao trình độ, phẩm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 89)