Phòng/ban thanh tra trong trường cao đẳng, đại học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Phòng/ban thanh tra trong trường cao đẳng, đại học

Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT ghi rõ: Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô từ 10.000 học sinh, sinh viên, học viên trở lên thành lập Phòng thanh tra.

Phòng thanh tra có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng phòng thanh tra do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng thanh tra.

Trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp có quy mô dưới 10.000 học sinh, sinh viên, học viên; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ thành lập Phòng thanh tra hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra.

1.4.1.1. Đặc điểm cản bộ làm công tác thanh tra trong trường cao đẳng, đại học

Theo tiêu chuẩn được quy định tại thông tư 51/2012/TT-BGDĐT, cán bộ thanh tra ( CBTT) cần đủ những điều kiện sau:

Là công chức, viên chức hoặc người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường;

Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong chấp hành pháp luật; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có lối sống lành mạnh, tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;

Đạt trình độ chuẩn về đào tạo ừở lên theo quy định của Luật Giáo dục đối với từng trình độ đào tạo;

Có hiểu biết về chính sách, pháp luật; nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, có khả năng phân tích, tổng họp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý của cơ sở; có năng lực xem xét, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý sau thanh tra.

Thực tế ở các trường CĐ-ĐH, lực lượng CBTT là giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm công tác được bổ nhiệm giữ vai trò thanh tra trong nhà trường.

1.4.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng/ ban thanh tra trong trường cao đẳng, đại học

Hoạt động thanh tra của trường là hoạt động thanh ừa nội bộ, giúp Hiệu trưởng phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật.

Phòng thanh ừa (hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh ừa ở trường không thành lập phòng) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo quy định của pháp luật;

Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;

Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham những theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;

Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh ừa; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh ừa cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;

Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

1.4.1.3. Nguyên tẳc, hình thức hoạt động

Hoạt động thanh tra nội bộ do Đoàn thanh tra hoặc cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ tiến hành theo quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra và chịu sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Hoạt động thanh tra nội bộ được tiến hành theo hình thức:

Thanh tra theo kế hoạch hàng năm đã được Hiệu trưởng phê duyệt và được thông báo trước cho đối tượng thanh tra, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ; phòng, chống tham nhũng hoặc do Hiệu trưởng giao.

1.4.2. Tổ chức hoạt động thanh tra

1.4.2.1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

Thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; ban hành văn bản quy định cụ thể về hoạt động thanh tra nội bộ phù họp với điều kiện của trường.

Căn cứ yêu cầu công tác quản lý của trường và chương trình kế hoạch công tác của cơ quan thanh ừa cấp trên, Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra nội bộ thuộc quyền quản lý trực tiếp; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã phê duyệt; quyết định thanh to , xử lý kiến nghị, kết luận sau thanh ừa.

Đảm bảo các điều kiện về nhân sự, chế độ chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện càn thiết khác đối với hoạt động thanh tra nội bộ; chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những.

Cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý tham gia hoạt động thanh tra nội bộ.

Định kỳ làm việc với tổ chức thanh tra thuộc quyền quản lý về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.

Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác thanh tra với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định.

1.4.2.2. Mối quan hệ công tác trong hoạt động thanh tra

Tổ chức thanh tra nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, Thanh tra cấp trên và chỉ đạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức thanh tra nội bộ của trường có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra cho Ban thanh tra nhân dân của trường theo quy định của pháp luật.

1.5. Đổi mói hoạt động thanh tra ở trường cao đẳng, đại học theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1.5.1. Quan điểm đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tínhtư chủ, tư chiu trách nhiêm 7 tư chủ, tư chiu trách nhiêm 7

1.5.1.1. Đổi mới hoạt động thanh fra phải đảm bảo quán friệt quan điểm của Đảng và nhà nước

Bất kỳ hoạt động nào trong quản lý nhà nước cững cần phải tuân thủ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Hoạt động thanh tra ở trường cao đẳng, đại học cững vậy, phải đổi mới hoạt động trên những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Pháp luật chính là cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng. Bởi vì nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân sống, học tập và lao động theo pháp luật. Đây là quan điểm chủ đạo xuyên suốt quá tìn h quản lý nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động thanh tra nói riêng. Khi xác định đổi mới hoạt động thanh tra cần xác định rõ và quán triệt cụ thể các quan điểm của Đảng về cải cách bộ máy Nhà Nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh tra cần quán triệt một số quan điểm quan trọng của Đảng, cụ thể là:

Quan điểm coi trọng công tác chính trị - tư tưởng

Công tác chính ừị tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh tra cần đạt được trong nội bộ tổ chức, giữa các cấp quản lý về công tác thanh tra, giữa lãnh đạo tổ chức thanh ừa với tổ chức quản lý khác, giữa cán bộ thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, phương pháp trong nội bộ tổ chức và hoạt động thanh tra là hết sức quan trọng. Đe thực hiện được quan điểm này, cán bộ thanh tra phải nắm chắc các văn bản pháp

luật về thanh tra, phải có tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan có liên quan.

Quan điểm công khai, dân chủ

Tổ chức và hoạt động thanh tra là một nội dung của quản lý nhà nước mà bản chất nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, cho nên hoạt động thanh tra phải tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ, phải công khai về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và mục đích của hoạt động thanh ừa.

Quan điểm đạt hiệu quả cao

Hiệu quả công tác thanh tra gắn liền với hiệu quả chung của quản lý nhà nước vì công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý. Hiệu quả công tác thanh tra gồm hiệu quả của các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức thanh tra, biện pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đó là làm sao cho chi phí về về vật chất, thời gian và sức lực cần thiết ít nhất nhưng đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả của thanh ừa còn được đo bằng những kết luận chính xác, những kiến nghị có giá trị giúp đối tượng thấy được thiếu sót, tránh được sai phạm, giữ vững kỷ luật.

Quan điểm mang tính giảo dục

Điều 2 Luật Thanh Tra năm 2010 đã khẳng định mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở ừong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quay định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như thế khi đổi mới hoạt động thanh tra phải mang tính giáo dục cao, sao cho hiệu quả và thiết thực.

1.5.1.2. Đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra

Định hướng đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, hoạt động thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh ừa nói chung và thanh tra ở trường cao đẳng,

đại học nói riêng để đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính của Việt Nam đang là vấn đề bức xúc. Việc đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức và hoạt động thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra là đòi hỏi khách quan trên tất cả các phương diện tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, phương thức hoạt động và mối quan hệ trong hoạt động. Chính vì thế việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng trong kết quả của hoạt động thanh tra trong các trường cao đẳng đại học. Việc chỉ đạo, điều hành này cần được cán bộ lãnh đạo có trình độ, có tâm huyết với sự phát triển. Tư duy của người chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra phải mang tư duy tổng hợp, nhạy bén và dám làm dám chịu. Phải biết phân biệt đúng, sai; phải lấy lợi ích của cơ quan, đơn vị, của tập thể làm trọng tâm; phải nhìn thẳng vào vấn đề để sửa chữa những khuyết điểm, khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa trong tất cả các khâu của quản lý.

Đổi mới tư duy chỉ đạo, điều hành trong tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn: Thanh ừa toàn trường phải được tổ chức khoa học, thống nhất, gọn nhẹ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống; khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan thanh tra, giữa các cơ quan trong hệ thống với các cơ quan chức năng khác. Phương thức hoạt động: Hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở của lý luận và quy trình, phương pháp nghiệp vụ; phải kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công tác cán bộ: Đội ngũ cán bộ thanh tra phải thực sự có nghề, thực sự chuyên nghiệp, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết.

1.5.1.3. Đổi mới hoạt động thanh tra phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tẳc theo luật định

Đổi mới hoạt động thanh tra ở các trường cao đẳng đại học càn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Điều này là một tất yếu, vì hoạt động thanh tra trong các trường là một trong những hoạt động quản lý nhà nước, mà đã là hoạt động quản lý nhà nước thì bao giờ cững được pháp luật điều chỉnh bởi những quy định và các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đổi mới hoạt động thanh tra cần tuân thủ là:

Thanh tra là một trong những nội dung, phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng

Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý của nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức đảm bảo pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

1.5.2. Đỗi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chiu trách nhiêm

1.5.2.1. Hoàn thiện bộ mảy tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức thanh tra theo hướng cùng tham gia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này không chỉ là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hoạt động có hiệu quả hơn mà nó còn là cơ sở để phát triển hoàn thiện, đồng bộ hơn tổ chức thanh t o ở cơ quan thuộc Chính phủ.

Hoàn thiện pháp luật thanh tra phải trên cơ sở Hiến pháp và đảm bảo phù họp với những văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. Phải được tiến hành đứng thủ tục theo quy định của pháp luật. Phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính hiện nay.

Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức thanh tra trong các trường cao đẳng đại học phải coi trọng sự tham gia của nhiều bên liên quan.

1.5.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác thanh tra để họ nắm rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong bổi cảnh mới

Đe bộ máy hoạt động thanh tra đáp ứng được, đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ của thời kỳ mới càn phải kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động thanh tra. Đầu tiên cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, phải quan tâm quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)