Kếtquả tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra giáo dục của trường Cao

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Kếtquả tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra giáo dục của trường Cao

đẳng Công nghiệp Phúc Yên

Theo Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học 2013-2014 của phòng TTr-ĐBCL, hoạt động thanh tra đã thu được một số kết quả:

Thanh tra công tác tuyển sinh: tiến hành theo lịch chung của Bộ GDĐT, kịp thời phát hiện được một số sai sót nhỏ, đảm bảo nghiêm túc, đứng quy định.

Thanh tra chương trình đào tạo (CTĐT): năm học 2013-2014 thực hiện thanh tra 16 chương trình đào tạo ở học kì 1 (HK) và 30 chương trình đào tạo ở học kì 2. Sau thanh ừa, phòng đã rút kinh nghiệm cho các khoa, nhờ đó các khoa đã có hướng sửa, xây dựng lại chương trình đào tạo phù hợp hơn.

Thanh tra hồ sơ lên lớp:

Qua kết quả thanh tra thấy có sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt. Kiểm tra sổ lên lớp hàng ngày ở HK1 có khá nhiều lỗi như thực hiện CTĐT còn lộn xộn và chưa theo đúng kế hoạch, ghi chép nội dung bài giảng quá tóm tắt, thiếu nội dung, không rõ ràng, chưa chính xác thì sang học kì 2 các lỗi này đã không còn. Ở HK1, một số

giáo viên lên lớp, soạn giáo án còn sơ sài, thiếu lịch trình giảng dạy nhưng sang học kì 2 tình trạng này đã hoàn toàn chấm dứt.

Thanh tra việc cấp phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp: thực hiện đúng quy định. Thanh tra phòng học, phòng thực hành chuyên môn và giảng đường:

Công tác này được tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện và uốn nắn những biểu hiện lệch lạc về việc thực hiện nội quy, quy chế đào tạo của giảng viên, HSSV như: Chấp hành thời gian ra vào lớp, kế hoạch, tiến độ, quản lý HSSV, dự giờ đột xuất... .Hiện đã chấm dứt tình trạng vào lớp muộn, ra lớp sớm. Không có hiện tượng lên lớp không giáo án, đề cương bài giảng.

Như vậy so với nhiệm vụ thanh tra giáo dục (ban hành theo QĐ 14/2006/QĐ-

BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Bộ GD-ĐT), phòng TTr- ĐBCL đã thực hiện được một số nội dung: Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, công tác sinh viên. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên và đi vào chiều sâu, còn một số nội dung chưa được thực hiện thanh tra như: giảng dạy thực hành, thực tập; chất lượng các giờ giảng; chất lượng đội ngũ giảng viên; việc tổ chức học tập của HSSV; công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; công tác đảm bảo về tài chính và cơ sở vật chất.

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012, 2012-2013, kết quả học tập của sinh viên thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.1. Kết quả học tập của học sinh, sinh viên của năm học 2011- 2012, 2012-2013

Khoa chuyên môn x ế p loại học lực

(%) Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Khá, Giỏi 7,5 13,4 TB khá 27,7 26,7 Kinh tế TB 43,1 23,3 Yếu 16,6 30,0 Kém 5,1 6,6

Điện tử - Viễn thông Khá, Giỏi 4,8 71,4 TB khá 47,6 28,6 TB 42,8 0,0 Yếu 4,8 0,0 Kém 0,0 0,0 Khá, Giỏi 16,3 17,4 TB khá 53,5 35,0 Cơ khí TB 27,9 19,0 Yếu 2,3 22,0 Kém 0,0 6,4 Khá, Giỏi 2,1 32,5 TB khá 40,4 19,3 Khoa Điện TB 55,4 2,4 Yếu 0,0 38,6 Kém 2,1 7,2 Khá, Giỏi 13,8 17,2 TB khá 58,6 30,8 Khoa CNTT TB 20,6 11,5 Yếu 3,5 38,5 Kém 3,5 2,0

Thông qua bảng tông hợp cho thây, hoạt động thanh tra, kiêm tra đã giúp cho giảng viên nhận thức rõ nhiệm vụ của mình; ý thức, trách nhiệm được nâng cao, chất lựơng giảng dạy của giảng viên nâng lên. Bên cạnh đó bản thân hoạt động thanh tra cững giúp cho HSSV có ý thức, thái độ học tập tốt hom.

Thông qua bảng tổng họrp cho thấy tỷ lệ học sinh- sinh viên yếu, kém có phần tăng cao do chất lượng đầu vào giảm, nhưng tỷ lệ khá giỏi đã được nâng lên tuy không đồng đều ở các khoa (3/5 khoa). Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần giúp các nhà quản lý, giảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lựomg giảng dạy. Bên cạnh đó bản thân hoạt động thanh tra cũng cần giúp cho HSSV có ý thức, thái độ học tập tốt hơn.

Theo báo cáo của Ban TTr- ĐBCL về việc tổ chức thanh tra, kiểm tra giờ giảng, dự giờ đột xuất học kì 1 và học kì 2 năm học 2013 - 2014 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2.

Bảng 2.2. Kết quả dự giờ đột xuất năm học 2013-2014 Học kì Tổng số giờ đươc dư

xếp loại giờ giảng (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu

I 11 3,6 27,3 60 9,1

II 10 7,8 34,0 52,2 6,0

Tỉ lệ giờ giảng Tốt và khá tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ giảng viên đã tập trung chuẩn bị cho giờ giảng và thực hiện giờ giảng đúng giờ, có chất lượng.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)