Quan điểm đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quan điểm đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính

tư chủ, tư chiu trách nhiêm 7

1.5.1.1. Đổi mới hoạt động thanh fra phải đảm bảo quán friệt quan điểm của Đảng và nhà nước

Bất kỳ hoạt động nào trong quản lý nhà nước cững cần phải tuân thủ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Hoạt động thanh tra ở trường cao đẳng, đại học cững vậy, phải đổi mới hoạt động trên những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Pháp luật chính là cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng. Bởi vì nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân sống, học tập và lao động theo pháp luật. Đây là quan điểm chủ đạo xuyên suốt quá tìn h quản lý nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động thanh tra nói riêng. Khi xác định đổi mới hoạt động thanh tra cần xác định rõ và quán triệt cụ thể các quan điểm của Đảng về cải cách bộ máy Nhà Nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh tra cần quán triệt một số quan điểm quan trọng của Đảng, cụ thể là:

Quan điểm coi trọng công tác chính trị - tư tưởng

Công tác chính ừị tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh tra cần đạt được trong nội bộ tổ chức, giữa các cấp quản lý về công tác thanh tra, giữa lãnh đạo tổ chức thanh ừa với tổ chức quản lý khác, giữa cán bộ thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, phương pháp trong nội bộ tổ chức và hoạt động thanh tra là hết sức quan trọng. Đe thực hiện được quan điểm này, cán bộ thanh tra phải nắm chắc các văn bản pháp

luật về thanh tra, phải có tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan có liên quan.

Quan điểm công khai, dân chủ

Tổ chức và hoạt động thanh tra là một nội dung của quản lý nhà nước mà bản chất nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, cho nên hoạt động thanh tra phải tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ, phải công khai về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và mục đích của hoạt động thanh ừa.

Quan điểm đạt hiệu quả cao

Hiệu quả công tác thanh tra gắn liền với hiệu quả chung của quản lý nhà nước vì công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý. Hiệu quả công tác thanh tra gồm hiệu quả của các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức thanh tra, biện pháp nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đó là làm sao cho chi phí về về vật chất, thời gian và sức lực cần thiết ít nhất nhưng đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả của thanh ừa còn được đo bằng những kết luận chính xác, những kiến nghị có giá trị giúp đối tượng thấy được thiếu sót, tránh được sai phạm, giữ vững kỷ luật.

Quan điểm mang tính giảo dục

Điều 2 Luật Thanh Tra năm 2010 đã khẳng định mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở ừong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quay định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như thế khi đổi mới hoạt động thanh tra phải mang tính giáo dục cao, sao cho hiệu quả và thiết thực.

1.5.1.2. Đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra

Định hướng đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, hoạt động thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh ừa nói chung và thanh tra ở trường cao đẳng,

đại học nói riêng để đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính của Việt Nam đang là vấn đề bức xúc. Việc đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành tổ chức và hoạt động thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra là đòi hỏi khách quan trên tất cả các phương diện tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, phương thức hoạt động và mối quan hệ trong hoạt động. Chính vì thế việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng trong kết quả của hoạt động thanh tra trong các trường cao đẳng đại học. Việc chỉ đạo, điều hành này cần được cán bộ lãnh đạo có trình độ, có tâm huyết với sự phát triển. Tư duy của người chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra phải mang tư duy tổng hợp, nhạy bén và dám làm dám chịu. Phải biết phân biệt đúng, sai; phải lấy lợi ích của cơ quan, đơn vị, của tập thể làm trọng tâm; phải nhìn thẳng vào vấn đề để sửa chữa những khuyết điểm, khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn nữa trong tất cả các khâu của quản lý.

Đổi mới tư duy chỉ đạo, điều hành trong tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn: Thanh ừa toàn trường phải được tổ chức khoa học, thống nhất, gọn nhẹ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống; khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan thanh tra, giữa các cơ quan trong hệ thống với các cơ quan chức năng khác. Phương thức hoạt động: Hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở của lý luận và quy trình, phương pháp nghiệp vụ; phải kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công tác cán bộ: Đội ngũ cán bộ thanh tra phải thực sự có nghề, thực sự chuyên nghiệp, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết.

1.5.1.3. Đổi mới hoạt động thanh tra phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tẳc theo luật định

Đổi mới hoạt động thanh tra ở các trường cao đẳng đại học càn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Điều này là một tất yếu, vì hoạt động thanh tra trong các trường là một trong những hoạt động quản lý nhà nước, mà đã là hoạt động quản lý nhà nước thì bao giờ cững được pháp luật điều chỉnh bởi những quy định và các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đổi mới hoạt động thanh tra cần tuân thủ là:

Thanh tra là một trong những nội dung, phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng

Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện chức năng quản lý của nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức đảm bảo pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

1.5.2. Đỗi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chiu trách nhiêm

1.5.2.1. Hoàn thiện bộ mảy tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức thanh tra theo hướng cùng tham gia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này không chỉ là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hoạt động có hiệu quả hơn mà nó còn là cơ sở để phát triển hoàn thiện, đồng bộ hơn tổ chức thanh t o ở cơ quan thuộc Chính phủ.

Hoàn thiện pháp luật thanh tra phải trên cơ sở Hiến pháp và đảm bảo phù họp với những văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. Phải được tiến hành đứng thủ tục theo quy định của pháp luật. Phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính hiện nay.

Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ chức thanh tra trong các trường cao đẳng đại học phải coi trọng sự tham gia của nhiều bên liên quan.

1.5.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác thanh tra để họ nắm rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong bổi cảnh mới

Đe bộ máy hoạt động thanh tra đáp ứng được, đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ của thời kỳ mới càn phải kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động thanh tra. Đầu tiên cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, phải quan tâm quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ừong từng giai đoạn đáp ứng được hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Do đó, cán bộ thanh tra phải được lựa chọn từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý, có năng lực phân tích, kết luận và hơn nữa là được trang bị hiểu biết về pháp luật, hiểu rõ chuyên môn nghiệp vụ và không được xa rời nguyên tắc.

1.5.2.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cản bộ, công chức, viên chức về tính tự chịu trách nhiệm hay trách nhiệm giải trình nhằm giảm áp lực của hoạt động thanh tra

Để tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì trước tiên phải xây dựng được tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc tuyên truyền. Đồng thời thanh tra cần:

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về tuyên truyền pháp luật và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật thanh ừa nhằm nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật thanh tra cho các cán bộ làm công tác thanh tra. Bởi vì không chỉ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ mà cán bộ làm công tác thanh tra phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc phải công tâm, hiệu quả, thấu tình đạt lý....

Trên cơ sở những quy định của pháp luật, nội dung phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải gắn liền với thực tế, với quyền, nghĩa vụ và lợi ích.

1.5.2.4. Đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra để biến công tác thanh tra thành nhu cầu điều chỉnh hành vỉ của tự thân mỗi cán bộ giảng viên trong nhà trường

Yêu cầu đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động thanh tra để đáp ứng theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm mục tiêu hoàn thiện hơn nữa tổ chức và hoạt động thanh ừa của các trường Đại học cao đẳng, bên cạnh đó còn giúp cho nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các trường đại học cao đẳng trong tình hình mới. Đe đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động thanh tra các trường cần đổi mới một số nội dung cơ bản: Đổi mới về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; Đổi mới về việc xây dựng kế hoạch thanh ừa; Đổi mới về tổ chức, biên chế của các đơn vị làm công tác thanh tra; Đổi mới về giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, nhật ký đoàn thanh tra; Đổi mới về chính sách, chế độ đối với người làm công tác thanh tra.

1.5.2.5. Đầu tư các nguồn lực cho hoạt động thanh tra

Đe nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thì yếu tố con người - nguồn lực là quan trọng nhất. Tức là đầu tư cho chiến lược lâu dài, cần có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra vừa “chuyên” vừa “hồng”. Trước hết phải xác định hoạt động thanh tra là hoạt động phức tạp, nhạy cảm và va chạm với rất nhiều đối tượng nên cần có một đội ngũ cán bộ có cả đủ về số lượng đáp ứng công việc thực tế và đội ngũ cán bộ này cần có đủ cả “tâm” và cả “tầm” để thực thi nhiệm vụ. Để làm được điều này cần có chính sách thu hút nhân tài nhằm tuyển dụng những cán bộ làm công tác thanh tra được đào tạo bài bản, chính quy... sau đó vào làm công việc thực tế để hiểu được thực tiễn công tác thanh tra. Khi đã có kiến thức cơ bản, đã làm thực tiễn công tác thanh ừa thi cần được cho đi đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ lý luận nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đầu tư về nguồn lực con người - cán bộ làm công tác thanh tra ở đây là khâu thiết yếu, đủ về số lượng, trình độ chuyên môn cao, sự chuyên môn hóa tối đa, tức là cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục, cán bộ làm công tác thanh tra nghiên cứu khoa học, cán bộ làm công tác thanh tra kinh tế xã hội, làm công tác tiếp dân và giải

quyết đơn, thư khiếu nại... được phân định rõ rang. Khi đó chắc chắn hoạt động thanh tra sẽ được nâng cao và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Đầu tư vào nguồn lực con người là quan trọng xong cũng cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác thanh tra. Cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc cũng rất quan trọng, nó góp phần vào việc thực tiễn tiến hành hoạt động thanh tra. Bởi ngày nay, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu của quản lý nhà nước là thiết yếu, nó đảm bảo cho sự chính xác, nhanh nhạy và khoa học.

Đầu tư về vật chất cho cán bộ làm công tác thanh tra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho cán bộ làm công tác thanh ừa. Làm được việc này sẽ không chỉ kêu gọi, tuyển dụng được những người có năng lực về làm công tác thanh tra mà còn giữ chân được cán bộ đã, đang làm công tác thanh tra. Bên cạnh đó, khi thu nhập đã đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống họ sẽ làm việc có hiệu quả hơn, tránh hiện tượng lạm dụng vị ừí vai trò thanh tra gây khó khan cho đối tượng thanh tra, tránh tham ô, tham những trong quá trình thanh ta .

Kết luận Chương 1

Từ việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng, đại học tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu và trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề này.

Tác giả đã đi vào tìm hiểu, hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu như: quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, thanh ừa giáo dục, thanh tra nội bộ trường học, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trong đó thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục và đào tạo. Thanh tra giáo dục và đào tạo thực hiện quyền thanh tra trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tác giả đã tìm hiểu các nội dung tổ chức hoạt động thanh tra ừong các trường cao đẳng, đại học: cơ cấu tổ chức, vai ừò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức thanh tra. Đồng thời cững đã đưa ra quan điểm đổi mới hoạt động thanh tra ở trường cao đẳng, đại học theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Dựa vào cơ sở lý luận trên, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục trường cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên trong chương 2.

Chương 2:

THựC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Ở

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)