7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác
1. Mục tiêu của biện pháp:
Xác định các vấn đề cần đổi mới ừong hoạt động thanh tra
Xác định rõ các nội dung cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ, đảm bảo cho đội ngũ thanh tra có đủ năng lực hoàn thành công việc được giao.
Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục
2. Nội dung thực hiện biện pháp
Thực trạng của đội ngũ thanh tra giáo dục của trường hiện nay đối chiếu với các tiêu chuẩn về nghiệp vụ thanh tra còn nhiều bất cập. Nhất là trong tình hình hiện nay toàn ngành Giáo dục và đào tạo đang triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục đại học, cao đẳng, nhiều cán bộ thanh tra không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra. Công tác bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn về cách thức, nội dung, chế độ chính sách... Do yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, đội ngũ thanh tra phải có trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ thanh tra phù hợp. Các cán bộ thanh tra chuyên trách và cộng tác viên thanh tra đều có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao cả về chuyên môn và nghiệp vụ theo quan điểm phải thực sự là người thông thạo công việc của người được thanh tra. Từ những cơ sở nêu trên cán bộ thanh tra cần được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất theo tiêu chuẩn của cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh ừa
Xác định đúng những vấn đề cần đổi mới trong hoạt động thanh tra
- Đổi mới hệ thống tổ chức theo hướng làm rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ thanh tra. Phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ, phạm vi và mối quan hệ của thanh tra với các nội dung khác.
- Tăng cường củng cố xây dựng đội ngũ thanh tra. Nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra.
Đánh giá đúng thực trạng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra: Trình độ chuyên môn được đào tạo; Trình độ quản lý; Trình độ lý luận chính trị; Trình độ nghiệp vụ thanh tra; Phong cách ứng xử, giao tiếp, cần cố gắng đánh giá đúng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra, tìm ra điểm mạnh, yếu, nguyên nhân, từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng.
Đặc biệt chú trọng nghiệp vụ thanh tra: Các vấn đề nghiệp vụ chung của công tác thanh tra như thanh tra giảng viên, thanh tra tài chính, thanh tra chuyên môn, trình tự thanh tra, lập kế hoạch thanh tra... và các quy định cụ thể về thanh tra; Quy trình đánh giá xếp loại công chức; Thiết lập các hồ sơ thanh tra, báo cáo thanh tra, cách thức thu nhập và xử lý thông tin trong quá trình thanh tra; Cách sử dụng các phương tiện thanh ừa.
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Trước khi lập kế hoạch cần nghiên cứu kỹ các văn bản về công tác thanh tra, hưỡng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện đổi mới chương tìn h đào tạo. Đồng thời nghiên cứu tình hình thực tế, những yêu cầu cụ thể về trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra phù họp với đặc điểm của đơn vị; Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra, trong kế hoạch phải thể hiện rõ số lượng thanh ừa cần bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp thực hiện bồi dưỡng, chương trình, nội dung bồi dưỡng, thời gian, địa điểm thực hiện, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ, giảng viên.
3. Cách thức thực hiện biện pháp
Cử một số cán bộ có trình độ, khả năng đi đào tạo bài bản về thanh tra làm nòng cốt; Mở các lớp bồi dưỡng lần lượt cho đội ngũ thanh tra; Khuyến khích và đạo điều kiện cho thanh ừa viên tự bồi dưỡng nghiệp vụ thanh ừa; Cung cấp tài liệu cho thanh tra viên tự nghiên cứu; Thông qua hoạt động thanh tra, cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm tự hoàn thiện kiến thức của bản thân; Tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra giao lưu học hỏi các đơn vị trong hoặc ngoài trường.
4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Đội ngũ thanh tra được bổ nhiệm ổn định
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo năm học, theo nhiệm kỳ
Có đủ tài liệu, có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho các lớp tập huấn Được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo
còn chồng chéo, trùng lặp cả về phạm vi, đối tượng... và thiếu tính chuyên nghiệp. Việc đổi mới hoạt động thanh ừa theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp là yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với hoạt động cải cách và đòi hỏi thực tiễn.
1. Mục tiêu của biện pháp:
Xây dựng đội ngũ thanh tra đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn trình độ, có phẩm chất tư tưởng đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh, có trách nhiệm trong công việc, có khả năng thích ứng cao và thường xuyên đổi mới sáng tạo và chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra.
Đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tập trung vào việc thực hiện chức năng giám sát, thanh ừa, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, các đơn vị trong hoạt động thanh tra.
2. Nội dung thực hiện biện pháp
Hoạt động thanh tra giáo dục của trường cần tập trung mạnh vào việc thực hiện chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, các đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông qua hoạt động thanh tra nhằm xác định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, xác định trách nhiệm trong việc để xảy ra các sai phạm; phát hiện sơ hở trong chính sách, yếu kém trong quản lý, từ đó có kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoặc khắc phục.
3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, nhanh gọn, chính xác, tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc để góp phần làm ổn định tình hình, vừa kịp thời xử lý những sai phạm. Đặc biệt trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
cần tăng cường đối thoại, lắng nghe các kiến nghị, phản ánh, không được hời hợt, hình thức, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải công tâm, nhanh chóng.
Tổ chức hoạt động thanh ừa phải chặt chẽ, phải đảm bảo các nguyên tắc chính xác, khách quan, đúng pháp luật và không gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của các đơn vị, tổ chức là đối tượng thanh tra. Kết quả thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đứng pháp luật, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra cần có quyết định xử lý chính xác, kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời ngay trong quá trình thanh tra và sau khi kết thúc thanh tra, tránh lệ thuộc vào ý kiến cảu các cơ quan nhà nước khác.
Người đứng đầu cơ quan không được can thiệp vào các hoạt động nghiệp vụ của Đoàn thanh tra. Trình tự, thủ tục thanh tra đã được pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể, do đó các thành viên Đoàn thanh tra cần tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục này mà không chịu bất cứ tác động nào cho dù đó là của người đứng đầu cơ quan, nhằm đưa ra một kết luận thanh tra đúng đắn. Sau khi có kết luận thanh tra, người đứng đầu hoàn toàn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với kết luận thanh tra nhưng không thể sửa kết luận thanh tra.
4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh ừa. Nếu cuộc thanh ừa chỉ dừng ở mức phát hiện và kết luận kiến nghị, thì hiệu quả của cuộc thanh tra đạt được rất hạn chế. Đe kết luận, kiến nghị thanh tra đi vào cuộc sống thì việc chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra phải được quan tâm đứng mức.
Cần hoàn thiện hệ thống biểu mẫu Báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh tra theo hướng chi tiết và cụ thể để đảm bảo cho việc xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra kéo dài quá hạn, nội dung dàn trải, không nêu bật tính chất, mức độ sai phạm và ừách nhiệm của các nhân liên quan.
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra, nhất là công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra phục vụ tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý.
3.2.5. Tăng cường hoạt động tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm ở từng cấp quản lý
1. Mục tiêu của biện pháp:
- Giúp Hiệu trưởng đánh giá đúng hiệu quả hoạt động thanh tra trong đơn vị, đống thời giúp các đom vị xác định đúng hiện trạng công tác của chính mình.
- Phát hiện, điều chinh những lệch lạc trong hoạt động thanh ừa.
- Đánh giá đứng trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ thanh tra làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễm nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ thanh tra.
- Có cơ sở để tham mưu cho cấp trên điều chỉnh các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra cho phù hợp tình hình cụ thể.
2. Nội dung thực hiện biện pháp
Kiểm tra có tác dụng tích cực điều chỉnh hoạt động của toàn bộ đội ngũ theo mục tiêu đổi mới là tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra thúc đẩy đổi mới quản lý giáo dục.
Kiểm tra phải có kế hoạch có sự chuẩn bị chu đáo. Ke hoạch cần nêu rõ mục đích nội dung hình thức đối tượng thời gian tiến hành kiểm tra.
Lãnh đạo nhà trường cần phải chỉ đạo ban thanh tra lập các đoàn kiểm tra hoạt động thanh tra.
Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý, cộng tác viên thanh tra của đơn vị bạn
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra kế hoạch thanh tra: về mức độ đảm bảo các tiêu chí theo hướng dẫn, tính khả thi của kế hoạch.
- Kiểm tra kết quả triển khai hoạt động thanh tra tính đến thời điểm kiểm tra đạt được so với kế hoạch.
- Kiểm tra phương thức thanh tra bao gồm cách thức tổ chức đoàn thanh tra, tiến trình thanh ừa, thảnh phần của đoàn, các quyết định thanh tra, mục đích của các đợt thanh tra.
- Kiểm tra các kết luận thanh tra, xem xét các kết luận có phản hồi từ cơ sở hoặc khiếu nại của cán bộ giảng viên. Có thể thu thập tìiem thông tin để so sánh, song khả thi hơn là vận dụng các chuẩn đã quy định để kiểm tra lại các kết luận.
- Kiểm tra xác xuất nhận thức cững như trình độ, năng lực của thanh tra viên bằng cách phỏng vấn hoặc thăm do ý kiến các đối tượng thanh tra.
Công việc sau kiểm tra: có văn bản đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm
3. Cách thức thực hiện biện pháp
Việc đánh giá ưu nhược điểm phải có chứng cứ xác đáng, đảm bảo tính họp pháp và hợp lý
Nêu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của thiếu sót, sai phạm, xác định rõ trách nhiệm đối với sai phạm
Kiến nghị những biện pháp có tính khả thi khắc phục sai phạm
4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc: “ Chỉ tuân theo pháp luật” trong hoạt động thanh kiểm tra
Đảm bảo đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành về kiểm tra, thanh tra, đánh giá làm cơ sở cho việc xem xét kết luận.
Phải có chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo. Có sự ủng hộ của các đom vị và cán bộ giảng viên trong việc cung cấp thông tin điều tra cần thiết
3.2.6. Xây dựng văn hoá “kiểm soát nhân văn” trong nhà trường
1. Mục tiêu của biện pháp:
- Hỗ trợ điều phối và kiểm soát - Hạn chế tiêu cực và xung đột
- Nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm, đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Xây dựng được môi trường văn hóa, văn minh, lành mạnh và tránh được các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong nhà trường.
2. Nội dung thực hiện biện pháp
Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo tốt việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa “kiểm soát nhân văn” là một yêu cầu thiết yếu đi đến kết quả, đạt được mục tiêu, sự thành công đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức và chỉ đạo của người lãnh đạo nhà trường. Để thực hiện tốt hoạt động xây dựng văn hóa kiểm soát nhân văn không thể là nhiệm vụ của riêng ai, mà chúng ta cần phải biết kết họp và phát huy sức mạnh tổng họp của toàn thể CB, GV, NV, HS-SV và các đoàn thể trong nhà trường. Thường xuyên hướng mọi thành viên trong nhà trường phấn đấu theo tiêu chuẩn của “Nhà trường văn hóa” trong từng hoạt động.
3. Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng các thiết chế văn hóa trong nhà trường. Thiết chế là cơ sở để hình thành thói quen, tạo ra không khí làm việc thoải mái, thân thiện, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực cho giáo viên quan tâm và cống hiến cho giáo dục đồng thời khuyến khích HS,SV học tập, tìm hiểu tích cực hơn, phù họp với mục tiêu.
Xây dựng một hệ giá trị chung trong nhà trường, đó là chất lượng dạy và học; làm việc hiệu quả; tinh thần trách nhiệm; sự quan tâm; chia sẻ, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và làm cho các thành viên trong nhà trường thấy được đó là sự cần thiết cùng mong muốn thực hiện theo những hệ giá trị đó.
Xây dựng và niêm yết các quy định, quy chế. Dựa trên các văn bản quy định của cấp trên... nhà trường cụ thể hóa thành các quy chế, quy định.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên
Cán bộ quản lý và đội ngũ phải có ý thức, trách nhiệm cùng thực hiện
Có sự thống nhất cao trong trường, được sự quan tâm thực hiện của Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên trình bày ở trên là những biện pháp chủ yếu để nâng cao hoạt động thanh tra giáo dục phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đến năm 2020, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Ngoài ra, còn có các biện pháp cụ thể khác tác động đến tổ chức và hoạt động thanh tra mà tác giả chưa đề cập đến, hoặc đã nêu nhưng chưa thất đầy đủ.
Các biện pháp chủ yếu nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Trong 6 biện pháp đề xuất, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, không thể xem nhẹ trong quá trình nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động thanh tra ở trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, yêu cầu cụ thể mà CBQL vận dụng, thực hiện cho phù hợp.
Stf đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động