Thảo luận các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cơ cấuvốn đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam

4.2.1. Cơ cấu vốn

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ trên vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên nợ dài hạn ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:

 Hệ số hồi quy của nợ ngắn hạn trên tổng tài sản trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA là - 0.08, biến phụ thuộc ROE là - 0.524.

 Hệ số hồi quy của nợ dài hạn trên tổng tài sản trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA là 0.058, biến phụ thuộc ROE là 0.49.

 Hệ số hồi quy của tổng nợ trên tổng tài sản trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA là -0.096.

 Hệ số hồi quy của tổng nợ trên vốn chủ sở hữu trong mô hình hồi quy biến phụ thuộc ROA là -0.006, biến phụ thuộc ROE là -0.076 và biến phụ thuộc PROF là -0.058.

Tất cả đều có ý nghĩa thống kê nên tác giả chấp nhận giả thiết H1 tức là cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chấp nhận giả thuyết H2 có nghĩa là nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp. Kết quả của nghiên cứu này khá phù hợp với các nghiên cứu của Ong Tze San (2011), Abor (2005), Zeitun và Tian (2007), Ebrati và các cộng sự (2013), Margaritis và Psillaki (2007).

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu giả thiết H1, H2 được chấp nhận ở Việt Nam đối với ngành Xây dựng bởi các lý do sau:

Thứ nhất, theo lý thuyết về cơ cấu vốn thì tỷ lệ nợ gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ như “con dao 2 lưỡi”, nợ là đòn bẩy để doanh nghiệp gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận; nhưng đồng thời nếu sử dụng nợ không hiệu quả thì cũng rất dễ dàng đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh ngược chiều nhau cho thấy các doanh

61

nghiệp trong ngành xây dựng sử dụng nợ chưa hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ chưa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ.

Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chưa hiệu quả xuất phát từ bản thân doanh nghiệp quá lệ thuộc vào vay nợ. Hầu như các doanh nghiệp ngành Xây dựng có mức tỷ lệ nợ trên tổng vốn ở mức trung bình là 3.67 lần, có doanh nghiệp thậm chí nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 18 lần (CNT). Có thể thấy cơ cấu vốn của các doanh nghiệp này nghiêng về nợ vay thể hiện khả năng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu vốn và tiềm ẩn các khả năng kiệt quệ tài chính, phá sản.

Mặc dù các doanh nghiệp trong ngành có tỷ số nợ khá cao nhưng lại không tạo ra tác động tích cực của việc sử dụng nợ. Nhiều doanh nghiệp sử dụng tỷ số nợ cao nhưng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đều thấp. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp ngành Xây dựng hiện nay vận dụng đòn bẩy tài chính chưa có hiệu quả, các doanh nghiệp chưa có công tác dự báo thực sự mang lại kết quả tốt, trong đó các thông tin chung về chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước, các thông tin ngành trên thị trường chưa được khai thác hiệu quả tối đa.

Thứ 3, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản trung bình ngành xấp xỉ 70,6%, tuy nhiên tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lại quá cao, lên tới khoảng trên 50%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng nợ ngắn hạn, trong khi đó ngày xây dựng có đặc thù là đầu tư bất động sản, xây dựng kéo dài, biểu hiện của sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và cơ cấu vốn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ hạn chế khả năng đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, không những thế còn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp làm giảm hiệu quả kinh doanh.

62

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ http://www.cophieu68.vn/category_ib2.php , * 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.1. Cơ cấu vốn của ngành xây dựng từ năm 2008 – 2014*.

Hình 4.1 cho thấy, kết quả nghiên cứu khá phù hợp với tình hình thực tế, ở ngành xây dựng Việt Nam hiện nay có tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ. Nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản ứng trước của người mua, các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước…. các khoản nợ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2014 các khoản tổng nợ, nợ ngắn hạn, tổng tài sản của ngành tăng liên tục và tương đối đồng đều chứng tỏ trong giai đoạn này các doanh nghiệp sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tài sản. Trong khi đó từ năm 2008 là thời gian thị trường phát triển nóng, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho lạm phát liên tục tăng cao làm cho giá cả vật tư, nguyên vật liệu, lương nhân công tăng cao, dòng vốn vay dài hạn bị hạn chế do bị siết chặt vay vốn từ ngân hàng, thị trường bất động sản đóng băng… vì thị trường đóng băng khiến không thể thu hồi vốn cũng như các khoản ứng trước từ người mua bất động sản, làm cho khả năng thanh khoản của ngành xây dựng suy giảm kết hợp với nợ ngắn hạn cao, chu kỳ kinh doanh của ngành dài gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014* Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nợ Ngắn hạn Tổng nợ

63

Thứ tư, trong một vài năm qua đường cong lãi suất ở nước ta bị méo mó nghiêm trọng. Hầu hết không còn tồn tại sự khác biệt giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, thậm chí có những thời điểm lãi suất ngắn hạn còn cao hơn lãi suất dài hạn điều này là do chính sách lãi suất thực của ngân hàng nhà nước. Chính vì vậy trong thời kỳ này càng vay nợ ngắn hạn càng làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)