Việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị tác động bởi các yếu tố như mục tiêu của doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn. Do đó không tồn tại một phương pháp đo lường duy nhất, có thể sử dụng 2 phương pháp để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Đo lường theo phương pháp kế toán với các biến phụ thuộc là: ROA, ROE, NPM, GPM, PROF… được tính toán từ số liệu của sổ sách kế toán, các biến này được chọn làm biến phụ thuộc vì chúng là nền tảng kế toán quan trọng và là đơn vị đo lường quan
43
trọng được chấp nhận rộng rãi trong việc đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một ưu điểm rõ ràng của các hệ số này là dễ dàng tính toán.
Đo lường theo phương pháp thị trường với các biến phụ thuộc là: Tobin’s Q, P/E… được tính toán từ số liệu thị trường giá của cổ phiếu, và đây là thước đo mới về mặt thị trường, các thước đo này được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nhóm các biến đặc trưng để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu như Ong (2011), Nirajini và Priya (2013), Zeitun và Tian (2007), Margaritis và Psillaki (2007) đã sử dụng các biến phụ thuộc trên vào mô hình nghiên cứu của mình nhằm phân tích mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường không phản ánh đúng giá trị thị trường thực mỗi cổ phần của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó nghiên cứu chỉ xem xét đến hiệu quả kinh doanh được đo lường góc độ kế toán tức là các số liệu, chỉ số được truy suất từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chỉ số mà tác giả lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là: ROA, ROE và PROF.
Nghiên cứu của Joshua Abor (2005) về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana (GSE) trong khoảng thời gian 5 năm đã chỉ ra thực tế rằng các công ty tại Ghana phần lớn phụ thuộc vào nợ ngắn hạn và sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình do những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng dài hạn từ các tổ chức tài chính, và nợ ngắn hạn chiếm 85% của tổng số vốn vay của các công ty niêm yết trên GSE. Ngoài ra Shubita và Alsawalhah (2012) sử dụng mô hình của Joshua Abor (2005) để kiểm định lại tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman ở Jordan từ năm 2004 - 2009 cho ra kết quả tương đồng với Joshua Abor (2005). Tác giả đã chứng minh các doanh nghiệp ở Jordan đa số sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình do khó khăn trong việc
44
tiếp cận các nguồn vốn tính dụng dài hạn từ các tổ chức tài chính. Điều này có thể xuất phát từ tình hình chung do khủng hoảng kinh tế, thị trường vốn chưa thực sự phát triển… Tại Việt Nam từ giai đoạn 2008-2012 các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng dài hạn do khủng hoảng kinh tế kéo dài, sự non trẻ của thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường bất động sản đóng băng, tại các ngân hàng tình trạng nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các ngân hàng … đặc biệt trong khoảng thời gian này các doanh nghiệp ngành xây dựng đặc biệt khó khăn và đa số các doanh nghiệp này đều sử dụng nợ ngắn hạn vay từ các tổ chức tín dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thanh khoản, rủi ro đáo hạn…. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị
Biến kiểm soát:
- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) - Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) Biến phụ
thuộc: Hiệu quả kinh
doanh của Doanh nghiệp
(ROA, ROE, PROF)
Biến độc lập: Cơ cấu vốn (LEV)
- Nợ dài hạn/ Tổng tài sản (LTDTA) - Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản (STDTA) - Tổng nợ/ Tổng tài sản (TDTA) - Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu (TDTE)
45
Việc lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập chủ yếu được tham khảo từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu. Dựa vào các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm của Ong (2011), Nirajini và Priya (2013), Zeitun và Tian (2007), Abor (2005) tác giả xây dựng mô hình hồi quy tổng quát như sau:
Yit = β0 + β1LEVit + β2SIZEit + β3GROWTHit + εit (1) Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc dùng để đo lường hiệu quả kinh doanh, tác giả sử dụng các biến đại diện ROA, ROE, PROF để đo lường hiệu quả kinh doanh về mặt kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam.
LEV: là biến độc lập, nhân tố cơ cấu vốn dùng để xây dựng 4 biến đại diện cho biến cơ cấu vốn để đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh, cụ thể:
STDTA (nợ ngắn hạn trên tổng tài sản); LTDTA (cho nợ dài hạn trên tổng tài sản); TDTA (tổng nợ trên tổng tài sản);
TDTE (tổng nợ trên vốn chủ sở hữu).
Các biến kiểm soát:
SIZE (Quy mô doanh nghiệp);
GROWTH (Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp); εit là sai số;
46