CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 46 - 48)

Theo lý thuyết về cấu trúc vốn thì một khi các doanh nghiệp bắt đầu vay nợ doanh nghiệp sẽ có lợi thế về lá chắn thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến cho WACC giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng dưới tác động của tỷ lệ bắt buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức theo yêu cầu, chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Ở mức nợ trên vốn chủ sở hữu cao chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả được nợ sẽ cao hơn dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nirajini và Priya (2013) đã chứng minh rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương (+) đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (GPM, NPM, ROICE, ROA, ROE). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Zuraideh và cộng sự (2012), Salim và Yadav (2012). Tuy nhiên nghiên cứu của Alawward (2013), Umar và cộng sự (2012), Yana (2010) lại cho thấy rằng mức nợ cao sẽ tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2007) đã chứng minh rằng tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tích

41

cực ở mức thấp và trung bình, tiêu cực ở mức cao. Vậy tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:

H1: Cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Zeitun và Tian (2007) cho thấy tỷ nợ của một doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, nợ ngắn hạn ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì nợ ngắn hạn cho thấy các doanh nghiệp có rủi ro tái cấp vốn. Dự kiến tỷ lệ nợ đáo hạn (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) sẽ có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì những chính sách tín dụng của ngân hàng. Như vậy, giả thuyết sẽ là:

H2: Nợ ngắn hạn làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ thực tế kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Đặc thù của các doanh nghiệp ngành Xây dựng là những doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn, tài sản…. nhằm dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô để tối thiểu hóa các chi phí đầu tư, gia tăng hiệu quả đầu ra, giảm giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có uy tín, thương hiệu, với năng lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng trúng hoặc nhận các gói thầu tạo ra cơ hội kinh doanh lớn làm tăng doanh thu, lợi nhuận. Nghiên cứu của Abor (2005), Zeitun và Tian (2007) đã chứng minh rằng quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

H3: Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ hội phát triển của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Khả năng tăng trưởng doanh thu được xem xét như là một chỉ số dự báo cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu thấp sẽ có ít cơ hội hơn để thay thế những khoản đầu tư có rủi ro cao. Theo Zeitun và Tian (2007), Abor (2005) các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng cao sẽ có hiệu quả kinh doanh cao vì các doanh nghiệp có thể tạo được lợi nhuận từ đầu tư. Trên thực tế đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khả năng tăng trưởng được xem là yếu tố quyết định do đó sẽ được đưa vào nghiên cứu trong mô hình của đề tài này với giả thuyết:

42

H4: Tăng trưởng doanh thu tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.3: Bảng tóm tắt các biến, đo lường và giả thuyết

STT Các biến Đo lường Giả

thuyết

Bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ Biến phụ thuộc

1 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Abor (2005) Zeitun và Tian (2007) Nirajini và Priya (2013)

2 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu

Zeitun và Tian (2007) Nirajini và Priya (2013)

3 PROF Lợi nhuận trước thuế và lãi cộng

khấu hao trên tổng tài sản. Zeitun và Tian (2007)

Biến độc lập

4 STDTA Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản -

Abor (2005)

Zeitun và Tian (2007) Nirajini và Priya (2013)

5 LTDTA Nợ dài hạn trên tổng tài sản +

6 TDTA Tổng nợ trên tổng tài sản +/-

7 TDTE Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu +/- Zeitun và Tian (2007)

Nirajini và Priya (2013)

8 SIZE Logarit tự nhiên tổng tài sản +

Abor (2005)

Zeitun và Tian (2007)

9 GROWTH Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu +

Ghi chú: “+” tác động cùng chiều, “-” tác động ngược chiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)