Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

xây dựng

a. Nhóm yếu tố khách quan

Môi trường kinh tế

Ngành xây dựng là ngành mang đặc tính chu kỳ. Cụ thể, sự phát triển củangành này gắn liền với từng chu kỳ và từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã tạo cho ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình trên 12,1%/năm (ngoại trừ giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – đầu năm 2009). Ngành xây dựng nói chung giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có sức lan tỏa đến sự phát triển của các ngành khác và đóng góp tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chi tiết tốc độ tăng trưởng của GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2000 – 2013 được thể hiện thông qua hình 2.2 sau:

19

Nguồn: Tính toán của tác giả và thu thập dữ liệu từ tổng cục thống kê Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành xây dựng nói chung của Việt Nam

giai đoạn 2000 - 2013.

Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, ngành Xây dựng đang gặp một số khó khăn, tuy nhiên, trong trung và dài hạn đây vẫn là ngành có mức tăng trưởng cao khi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đi vào ổn định do đây là ngành có vai trò quan trọng, có sức lan tỏa đến sự phát triển của các ngành khác và đóng góp tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế

Lạm phát

Khi lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xi măng, sắt thép… sẽ tăng lên dẫn đến giá thành công trình tăng cao hơn mức dự kiến. Tỷ số lạm phát 3năm 2008: 22.97%, năm 2009: 9%, năm 2010: 11.75% và năm 2011: 18.58%, năm 2012: 6.81% và năm 2013: 6.04%. Giá cả các loại mặt hàng đều gia tăng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong các năm 2010~2011.

Tỷ giá hối đoái

3Tổng cục thống kê năm 2008, 2009, 2010, 2012, 2013 -5,000% ,000% 5,000% 10,000% 15,000% 20,000% 25,000% 30,000% 20002001200220032004200520062007200820092010201120122013

20

Trong lĩnh vực xây dựng, một số nguyên vật liệu phải nhập khẩu và chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Ví dụ như tỷ lệ sắt thép chiếm khoảng 20% trong công trình xây dựng nhà ở và chiếm gần 40% trong công trình xây dựng công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuất được lượng lớn phôi thép, quặng và thép phế vì vậy vẫn phải nhập khẩu. Do vậy hoạt động của doanh nghiệp phần nào chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá giữa VND với các loại ngoại tệ.

Yếu tố pháp luật

Pháp luật và môi trường pháp luật có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Xây dựng chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp, luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như cơ chế quản lý hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên sự điều chỉnh có thể xảy ra. Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách về xây dựng cơ bản, đất đai, phát triển các khu đô thị, cơ sở hạ tầng … còn chồng chéo, thiếu tính ổn định và nhất quán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh.

b.Nhóm yếu tố chủ quan

Cơ cấu vốn

Ngành xây dựng là ngành có đặc thù sử dụng lượng vốn rất lớn và dài hạn do chính đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành. Lượng vốn đầu tư, bỏ ra ban đầu thường rất lớn do bất động sản là tài sản có giá trị lớn, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất. Thời gian đầu tư, xây dựng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, nguyên nhân là do các thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam rất cồng kềnh, bị chi phối bởi nhiều cơ quan quản lý khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xin phê duyệt quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng. Tiến độ xây dựng thường chậm hơn so với tiến độ đề ra và phải điều chỉnh nhiều lần do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, năng lực đơn vị thi công còn hạn chế cả về công nghệ xây dựng cũng như tiềm lực tài chính.

Hệ số nợ trên tổng tài sản: đây là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Việc xác định một cấu

21

trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cũng như trong từng mục tiêu hoạt động có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý được xem là một mục tiêu chiến lược tài chính quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả khả quan hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp là hệ số nợ.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: đây là chỉ tiêu phản ánh chung nhất về tình hình cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu. Một cơ cấu có quá nhiều nợ sẽ tạo ra những rủi ro tài chính nhất định cho doanh nghiệp, ngược lại một cơ cấu vốn sử dụng quá ít nợ hoặc hoàn toàn không sử dụng nợ thì không tận dụng được các ưu thế từ đòn bẩy tài chính. Do đó việc tìm kiếm điểm cân bằng cho cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu vẫn là một trong những vấn đề được các nhà kinh tế dành nhiều sự quan tâm.

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản: đây là biến phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu nguồn dài hạn là nợ vay, là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phản ánh tính ổn định trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp.

Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản: thông thường khi đề cập đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá các nguồn tài trợ dài hạn trong doanh nghiệp, cụ thể là như: nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu. Ngược lại khi đề cập đến cấu trúc tài chính là đề cập đến tổng thể các nguồn tài trợ kể cả ngắn và dài hạn. Trong nghiên cứu này việc xem xét tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản chính là xem xét tác động của cơ cấu tài chính lên mô hình. Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết đối với thị trường Việt Nam. Xét trên mối quan hệ kinh tế các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ và hoạt động còn mang tính cấp thời do đó chủ yếu nguồn vốn vay là sử dụng vay ngắn hạn vì vậy nếu bỏ qua việc xem xét nguồn vốn vay ngắn hạn có thể làm cho việc đánh giá bị ảnh hưởng.

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp được tính bằng logarithm của tổng tài sản được kỳ vọng là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô có được sẽ giảm thiểu chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động

22

của doanh nghiệp. Vì vậy khi sản lượng sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

Ngoài ra khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động. Mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí bình quân. Đồng thời do chuyên môn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn). Rajan và Zingales (1995) cho rằng những doanh nghiệp lớn đa dạng hóa hơn những doanh nghiệp nhỏ và ít phải trải nghiệm trong việc vỡ nợ.

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng doanh thu được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp so với năm trước (hay mức tăng trưởng doanh thu hàng năm), tỷ lệ này càng cao đồng nghĩa với khả năng tăng trưởng doanh thu càng lớn. Các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng cao thì hiệu quả kinh doanh cũng sẽ cao vì chúng có thể tạo ra lợi nhuận từ chính các khoản đầu tư của mình. Tăng trưởng doanh thu được xem xét như một chỉ số dự báo cơ hội tăng trưởng trong tương lai, những doanh nghiệp có tăng trưởng thấp sẽ có ít cơ hội hơn để thay thế những đầu tư rủi ro cao bằng những cơ hội đầu tư thấp, những doanh nghiệp có cơ hội đầu tư cao một mặt đối đầu nhiều hơn trong việc dễ lạm dụng nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)