Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan
ROA ROE PROF STDTA LTDTA TDTA TDTE SIZE GROWTH
ROA 1.000 ROE 0.761 1.000 PROF 0.206 0.193 1.000 STDTA -0.308 -0.148 0.268 1.000 LTDTA 0.028 0.038 -0.269 -0.781 1.000 TDTA -0.452 -0.184 0.059 0.526 0.119 1.000 TDTE -0.556 -0.526 0.006 0.404 0.097 0.776 1.000 SIZE -0.136 -0.057 -0.028 -0.231 0.459 0.257 0.247 1.000 GROWTH 0.300 0.221 0.081 -0.054 0.025 -0.052 -0.072 -0.096 1.000
Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm Eview
Ma trận hệ số tương quan cho thấy các vấn đề sau:
Các biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn là TDTA, TDTE, STDTA, LTDTA có quan hệ tương quan rất mạnh với nhau, hệ số tương quan > 0.7. Điều này có thể giải thích được là do tỷ lệ nợ trên tổng vốn đã bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
40
và tổng tài sản đã bao gồm các tài sản được tạo ra từ nguồn vốn chủ sở hữu rồi. Do đó để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, 4 biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn sẽ không được đưa vào cùng một lúc mà sẽ được lần lượt đưa vào khi chạy mô hình hồi quy.
Biến SIZE có tương quan ở mức yếu với biến GROWTH, hệ số tương quan - 0.096, cho thấy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ có khuynh hướng cao hơn các doanh nghiệp lớn. Biến SIZE có mối tương quan thấp đối với các biến đại diện cơ cấu vốn.
Biến GROWTH có tương quan ở mức yếu với các biến đại diện cơ cấu vốn.
Biến phụ thuộc ROA có tương quan âm đáng kể với nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA), tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA), tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE), tương quan âm nhưng không đáng kể với biến quy mô (SIZE). ROA có tương quan dương không đáng kể với nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) nhưng có mối tương quan dương và đáng kể với Tăng trưởng (GROWTH).
Biến phụ thuộc ROE có tương quan âm đáng kể với tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE), đối với các biến độc lập khác thì hệ số tương quan tương đối thấp.