Gợi ý chính sách đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 83 - 86)

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với việc tái cơ cấu của các doanh nghiệp ngành xây dựng thành công không chỉ là nỗ lực bản thân của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tài chính và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Do đó, tác giả có đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành xây dựng như sau:

a.Về chính sách vĩ mô:

Chính phủ cần tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xu hướng phát triển vững chắc của nền

78

kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán, đồng thời thông qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước);

Xây dựng chính sách thuế công bằng hiệu quả nhằm tăng cường tích lũy vốn cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc hoàn thiện chính sách thuế xuất phát từ tầm quan trọng của thuế đối với quá trình xây dựng cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp và thực trạng hệ thống luật thuế của Việt Nam hiện nay còn khá cứng nhắc. Theo lý thuyết M&M, thông qua đòn bẩy tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tạo khả năng sinh lời cao cho vốn chủ sở hữu, do đó công tác xây dựng và hoàn thiện chỉnh sách thuế là vô cùng cần thiết. Đứng trước quá trình hội nhập nhanh và mạnh vào nền kinh tế thế giới, các thông lệ, tập quán và hiệp định quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống thuế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi và bổ sung khá nhiều các luật thuế, trong đó phải kể đến hai loại thuế chính có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản. Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, không phân biệt vị trí địa lý hay quy mô, đặc điểm kinh doanh khác nhau đều phải chịu chung một mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Kinh nghiệm trên thế giới từ các quốc gia có hệ thống thuế phát triển cho thấy rằng thuế suất linh hoạt sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ vay làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

b.Phát triển thị trường vốn

Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…) vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

79

Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực. Tiếp tục tập trung xây dựng, đổi mới, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý, phương thức quản lý... tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động của thị trường vốn.

Xây dựng hành lang pháp luật chặt chẽ để phát triển hoạt động mua bán nợ và chứng khoán hóa nợ vay trên thị trường tài chính thứ cấp giúp khai thông kênh dẫn vốn từ các tổ chức tín dụng vào thị trường xây dựng, doanh nghiệp mua bán nợ được hình thành với chức năng mua bán các khoản nợ tồn đọng các khoản vay nợ dài hạn, thông qua đó giúp giải phóng lượng vốn tồn đọng nhiều năm thành vốn hoạt động và làm trong sạch tình hình tài chính của các ngân hàng, do vậy ngân hàng có thể mở rộng thời hạn vay trung dài hạn cho các dự án kinh doanh xây dựng.

Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô.

c. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Để thị trường chứng khoán hồi phục và phát triển lâu dài, các cơ quan điều hành nên có các quyết sách bình ổn thị trường trong ngắn hạn và phát triển ổn định trong dài hạn. Một số kiến nghị như:

Xây dựng lại vị thế của thị trường chứng khoán trong chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Khi xem xét một quyết sách nào đó liên quan đến thị trường tiền tệ, tài chính, cần phải xem xét sự tác động của quyết sách đó đến thị trường chứng khoán.

80

Thay đổi các quy định về chứng khoán để tạo sự hấp dẫn trên thị trường như: quy định về giờ giao dịch, cho phép nhà đầu tư mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán theo thời gian T + 2, T + 3. Cải thiện chất lượng hàng hóa trên thị trường thông qua: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ minh bạch công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 83 - 86)