Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa hiệu quả doanh nghiệp và cơ cấu vốn của 12,240 doanh nghiệp ở New Zealand vào năm 2004. Tác giả xem xét cả tác động của đòn bẩy trên hoạt động doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ nhân quả ngược lại.
Mô hình nghiên cứu:Tác giả sử dụng hai phương trình để kiểm tra giả thuyết chi phí đại diện và các giả thuyết quan hệ nhân quả và ngược lại.
Mô hình 1 (Mô hình chi phí đại diện)
Di= a0+a1Li +a2L2i +a3Z1i+ui
8Margaritis, D. and Psillaki, M., (2007), "Capital Structure and Firm Efficiency"
(1)
28
Trong đó D là thước đo hiệu quả doanh nghiệp, L là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, Z1 là một vector của các biến kiểm soát, và u là một sai số.
Mô hình 2 (Mô hình cấu trúc vốn)
Li = β0+ β1Di+ β2Z2i+ vi
Trong đó Z2 là một vector của các yếu tố khác hiệu quả hơn có tương quan với đòn bẩy và là một sai số.
Kết quả nghiên cứu: Tác giả tìm thấy các bằng chứng về những dự đoán lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) về mô hình chi phí đại diện. Tác giả cho thấy rằng tác động của đòn bẩy đến hiệu quả hoạt động là tích cực ở mức thấp và mức trung bình và tiêu cực ở các tỷ lệ đòn bẩy cao.
Ảnh hưởng của tài sản hữu hình và lợi nhuận lên đòn bẩy là tích cực. Quy mô có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy ở nửa dưới của phân phối đòn bẩy và tác động tích cực ở nửa trên của phân phối. Hiệu quả của tài sản vô hình và tài sản khác được ước tính là tiêu cực.