Phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 61 - 77)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.2.2. Phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Như vậy, với một hệ giá trị đã được thẩm định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, GTVHTT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển lối sống thanh niên theo các chuẩn mực văn hóa. Sự thẩm thấu thường xuyên của các GTVHTT sẽ làm cho các giá trị đó ngày càng trở nên gắn bó sâu sắc, mật thiết, trở thành nguồn năng lượng văn hóa thường xuyên để thanh niên thực hành lối sống của mình. Sự gắn kết với cội nguồn truyền thống sẽ tạo cho thế hệ trẻ sự an tâm, tự tin bởi được chở che và dung dưỡng. Có sự gắn kết với GTVHTT, lối sống thanh niên sẽ có năng lượng để phát triển, ứng xử và hấp thu các giá trị mới, tạo nên sự thống nhất giữa cái đặc sắc của văn hóa dân tộc với giá trị hiện đại, định hình một lối sống giàu tính nhân văn nhưng vẫn tương thích với cuộc sống đương đại. Đây là yêu cầu của sự phát triển văn hoá, con người Việt Nam nói chung cũng như phát triển thanh niên và lối sống thanh niên Việt Nam nói riêng.

1.2.2. Phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triểnlối sống của thanh niên Việt Nam lối sống của thanh niên Việt Nam

Các GTVHTT là kết tinh của văn hoá dân tộc từ ngàn năm, có vai trò to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó hiện diện trong mọi

lĩnh vực của đời sống và đặt nền móng cho sự phát triển hiện tại và tương lai. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các giá trị truyền thống đó đã được cả dân tộc ta chuyển hoá thành sức mạnh to lớn đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Bước sang thế kỷ XXI với vận hội và thời cơ mới, các giá trị đó tiếp tục được khẳng định và thể hiện vai trò to lớn đối với sự phát triển đất nước và con người Việt Nam, cả hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, vai trò của GTVHTT được khai thác và phát huy cho sự phát triển đến mức độ nào là phụ thuộc vào trí tuệ và bản lĩnh, vào sự nhận thức, phương pháp cũng như ý chí của của các chủ thể xã hội.

* Thực chất vấn đề phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam

Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, ngoài sự quy định của những yếu tố khách quan, tính năng động, sáng tạo, tích cực của con người có vai trò quyết định trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình đó. Cùng điều kiện khách quan như nhau, nếu chủ thể tích cực, chủ động, có phương pháp phù hợp, khai thác và huy động được sức mạnh vốn có, sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự chuyển biến tích cực, ngược lại, hiệu quả hoạt động sẽ bị hạn chế. Do đó, con người luôn tìm kiếm cách thức phù hợp để khai thác điều kiện khách quan thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thử thách, huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu nhận thức và cải tạo hiện thực. Vì vậy, khi nói đến phát huy, là nói đến động thái của chủ thể, trong đó bao hàm việc xác định mục đích và phương pháp, phương tiện cũng như thực hiện các hoạt động phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một trong những nhân tố luôn được phát huy có hiệu quả và mang lại những thành quả to lớn, vĩ đại chính là các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị đó luôn được khơi dậy, nhân lên sức mạnh, chuyển hoá thành lực lượng vật

chất to lớn, giúp dân tộc ta từng bước khắc phục khó khăn, biến nguy thành an để ổn định và phát triển. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX là một trong những minh chứng điển hình cho việc phát huy các GTVHTT vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, chống nghèo nàn, lạc hậu, từng bước phát triển và hội nhập với thế giới, các GTVHTT vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm thức và hành động của mỗi người dân Việt Nam. Việc phát huy vai trò của GTVHTT cũng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển đất nước và con người Việt Nam, trong hiện tại và cả tương lai.

Phát huy vai trò của GTVHTT là hệ động thái của chủ thể nhằm xác định mục đích và phương pháp, phương tiện cũng như thực hiện các hoạt động phù hợp để làm cho ý nghĩa, tác dụng của GTVHTT được hiện thực hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước và con người theo hướng tiến bộ, nhân văn. Đây là hoạt động có mục đích của các chủ thể xã hội, bao hàm sự khẳng định vai trò của các GTVHTT và các nỗ lực thúc đẩy việc chuyển hoá các giá trị văn hoá đó thông qua hoạt động thực tiễn, làm cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cả vật chất và tinh thần được thẩm thấu và gia tăng tính giá trị, tính nhân văn trong sự phát triển, đồng thời duy trì sự kết nối bền vững với cội nguồn dân tộc.

Là một bộ phận hữu cơ của văn hoá và lối sống dân tộc, lối sống của thanh niên Việt Nam cũng vận động và phát triển dưới sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, trong đó có cả truyền thống và hiện đại, trong phạm vi dân tộc và nhân loại, quốc gia và quốc tế. Việc phát huy vai trò của các GTVHTT là một nội dung không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển lối sống đó theo các chuẩn mực văn hoá.

Phát huy vai trò của giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam là hoạt động có chủ đích của các chủ thể xã hội

trong việc sử dụng hệ thống các phương thức, phương tiện nhằm khai thác và nhân lên tác dụng, tiềm năng, sức mạnh của GTVHTT, huy động và thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể trong việc truyền thụ, tiếp nhận giá trị văn hóa đó để hướng tới một lối sống văn hóa, đậm giá trị văn hoá dân tộc và phù hợp với giá trị văn hóa hiện đại. Thực chất, đây là quá trình mỗi thanh niên và cả cộng đồng tạo điều kiện và hành động để làm cho cái tốt, cái đẹp, cái có ý nghĩa trong văn hoá truyền thống dân tộc được lan toả, nảy nở, tiếp tục tồn tại, hoà nhập và phát triển trong lối sống thanh niên Việt Nam, thúc đẩy lối sống đó theo các giá trị văn hoá. Quá trình đó có sự thống nhất biện chứng trong nhận thức, hành động của các chủ thể với đối tượng, giữa mục đích với phương pháp, phương tiện huy động để phát huy vai trò của GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam. Mục đích của quá trình đó là làm cho các GTVHTT được hấp thụ và lan toả trong lối sống thanh niên, thúc đẩy sự phát triển của lối sống đó, làm cho lối sống đó không chỉ là phương thức hiện thực hoá GTVHTT mà còn được củng cố bền vững và trở thành văn hoá dân tộc. Hơn nữa, các GTVHTT, thông qua lối sống thanh niên, không những được gìn giữ mà còn được bổ sung những nội dung mới, với hình thức tồn tại mới để thích nghi trong điều kiện đất nước và thế giới luôn biến chuyển mạnh mẽ. Vì vậy, vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong việc phát huy vai trò của GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam là các giá trị đó phải được các chủ thể xã hội chuyển tải đến thanh niên, bằng các con đường, cách thức khác nhau mà thẩm thấu trong tư tưởng, tâm hồn của thanh niên, từ đó từng bước hiện thực hoá thông qua thái độ và hành động của họ để định hình một lối sống văn hoá giàu tính dân tộc mà vẫn hiện đại.

* Nhân tố đảm bảo hiệu quả phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam

Nếu xem sự phát triển lối sống thanh niên là một quá trình tự thân dưới tác động của cả nhân tố khách quan và chủ quan, thì GTVHTT là một nhân tố khách quan không thể thiếu trong quá trình đó. Tuy nhiên, các giá trị đó

không có sẵn khi mỗi người sinh ra, mà được truyền thụ, tiếp nhận và chuyển hoá trong tư tưởng và hành động của thanh niên thông qua hoạt động của các chủ thể xã hội cũng như của chính thanh niên. Hiệu quả của quá trình đó phụ thuộc vảo rất nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, cả nhân tố vật chất và tinh thần, với sự nỗ lực văn hoá của mỗi thành viên cũng như cả cộng đồng. Tuy nhiên, từ góc độ xem xét phát huy là một hệ động thái của các chủ thể nhằm làm tăng trưởng cái đúng, cái tốt, cái đẹp, chúng tôi cho rằng, hiệu quả của việc phát huy vai trò GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản sau:

Một là, bằng những con đường và cách thức phù hợp, các chủ thể quản lý, giáo dục thực hiệc việc truyền thụ giá trị, làm cho các giá trị văn hoá truyền thống thẩm thấu trong lối sống thanh niên

Việc trao truyền vốn văn hoá của thế hệ trước đối với thế hệ sau, giáo dục giá trị và thực hành lối sống cho phù hợp với chuẩn mực truyền thống vốn có của dân tộc, duy trì bản sắc dân tộc trong lối sống của các thế hệ là một nội dung quan trọng, thiết yếu của giáo dục văn hoá. GTVHTT chỉ có thể phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam khi được các thế hệ đi trước, các chủ thể xã hội truyền thụ và được thanh niên tiếp nhận, chuyển hoá các giá trị đó thông qua lối sống. Đó là quá trình liên tục giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tuyên truyền, giáo dục và khả năng tuyên truyền giáo dục, giữa giáo dục và tự giáo dục của các chủ thể để các GTVHTT đi vào nhận thức của thanh niên, thực sự thấm trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của họ. Hơn nữa, các giá trị đó còn phải được sống cùng đời sống của thanh niên, lưu giữ trong ký ức, bám rễ bền chặt trong đời sống tinh thần cũng như được hiện thực hoá trong thái độ, hành động hàng ngày của họ. Với tính đặc thù về nội dung và hình thức tồn tại của các GTVHTT cũng như đặc điểm vốn có về tâm sinh lý và lối sống của tuổi trẻ, con đường, cách thức mà các chủ thể quản lý, giáo dục thực hiện để truyền thụ GTVHTT đến với thanh niên Việt Nam đòi hỏi phải có sự đa dạng, linh hoạt, phù hợp với

nội dung tuyên truyền, giáo dục cũng như chủ thể tiếp nhận sự tuyên truyền, giáo dục đó. Mức độ thẩm thấu GTVHTT trong tư tưởng, tâm hồn của thanh niên cũng như khả năng hiện thực hoá các giá trị đó trước hết tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của “hệ đường dẫn” mà qua đó, các chủ thể thực hiện sự trao truyền giá trị đến thanh niên.

Trước hết, việc tuyên truyền, giáo dục GTVHTT cho thanh niên Việt Nam được thực hiện thông qua gia đình và giáo dục gia đình. Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất, tạo vốn tri thức, kinh nghiệm, văn hóa ban đầu cho sự trưởng thành của mỗi con người. Đây là cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên, có tác dụng duy trì, gìn giữ, lưu truyền vốn tri thức, văn hóa, trong đó có GTVHTT đến với thế hệ trẻ, có nhiệm vụ hướng dẫn họ thực hành lối sống theo các chuẩn mực văn hóa, đồng thời bảo vệ họ khỏi các tác động tiêu cực của đời sống xã hội. Thông qua các bài học văn hóa, đạo đức, thông qua cách nghĩ, cách cảm, cách thực hiện hành vi của các thế hệ trong gia đình mà các GTVHTT tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của thanh niên, rèn tập cho thanh niên thói quen, hành vi sống theo các chuẩn mực truyền thống, đồng thời chuẩn bị hành trang cho thanh niên chuẩn bị bước vào môi trường xã hội rộng lớn hơn. Tuy nhiên, một môi trường gia đình bất ổn, những người lớn tuổi không mẫu mực, thậm chí sa vào tệ nạn, vi phạm pháp luật, hoặc các bậc cha mẹ thiếu quan tâm, chăm lo đến sự trưởng thành của thanh niên, nội dung, cách thức giáo dục thanh niên không phù hợp, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ, cản trở họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống.

Thứ hai, việc tuyên truyền, giáo dục GTVHTT cho thanh niên Việt Nam được thực hiện thông qua nhà trường và giáo dục học đường với phạm vi kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở. Thông qua những bài học văn hóa, lịch sử, thông qua phương pháp giáo dục của đội ngũ nhà giáo mà tác động đến thanh niên, củng cố và mở rộng hiểu biết của thanh niên về văn hóa dân tộc. Nhà trường và giáo dục học đường là môi trường

giáo dục có tính khoa học cao, để GTVHTT đến với thanh niên một cách có hệ thống, tạo điều kiện cho phát triển lối sống của họ cả về mặt tư tưởng cũng như thực tiễn. Vốn văn hóa mà thanh niên tiếp nhận trong môi trường này giúp họ củng cố nhận thức đúng đắn, rèn luyện thói quen, hành vi tốt đẹp, từng bước trưởng thành về nhân cách, đạo đức, lối sống. Nếu nội dung giáo dục truyền thống phong phú, đa dạng, phương pháp giáo dục linh hoạt, thuyết phục sẽ tạo chất keo gắn kết thanh niên với truyền thống và văn hóa truyền thống, giúp phát triển lối sống một cách lành mạnh, bền vững. Ngược lại, nếu các nội dung giáo dục đơn điệu, nhàm chán, tẻ nhạt, phương pháp giáo dục gò bó, khiên cưỡng sẽ không có tác dụng, thậm chí phản tác dụng, khiến GTVHTT ngày càng trở nên xa lạ với thanh niên.

Thứ ba, việc tuyên truyền, giáo dục GTVHTT cho thanh niên Việt Nam được thực hiện thông qua chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như chủ đích của các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam... Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn dân tộc là đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức, đánh giá đúng vị trí và vai trò của văn hóa truyền thống, định hướng tư tưởng cho phát huy GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên. Nếu không có sự định hướng và tổ chức thực hiện một cách khoa học, tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, GTVHTT sẽ không thể thể hiện hết vai trò của nó đối với sự phát triển thanh niên và lối sống thanh niên. Thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình giáo dục, hành động mà các nội dung GTVHTT được chuyển đến thanh niên một cách có hệ thống, giúp định hướng lối sống thanh niên, đồng thời từng bước khắc phục sự lạc hậu của những tập quán, thói quen cũ, lạc hậu, cản trở sự phát triển lối sống đó. Vai trò của hệ thống chính trị còn thể hiện ở việc quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, tạo dựng môi trường chính trị, xã hội tích cực, đồng thuận, vừa tạo tiền đề, vừa đặt ra những yêu cầu có tính pháp lý cho phát huy vai trò GTVHTT nhằm phát triển lối sống

thanh niên Việt Nam. Thể chế xã hội với trung tâm là hệ thống pháp luật và

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 61 - 77)