3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.2.1. Đảm bảo tính khoa học, nhân văn trong lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống
cách thức giáo dục giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống cho thanh niên
Lối sống là một phương thức hiện thực hoá các giá trị văn hoá, và cũng thông qua lối sống mà giá trị văn hoá dân tộc được bảo vệ trước những cơn sóng toàn cầu hoá, sự sàng lọc khắt khe của thời gian cùng sự dịch chuyển các quan niệm giá trị của xã hội. Muốn các GTVHTT tham gia mạnh mẽ hơn vào việc tạo nền tảng, định hướng và điều tiết sự phát triển lối sống thanh niên, là nguồn lực cho sự phát triển lối sống thanh niên, nội dung, cách thức tuyên truyền, giáo dục GTVHTT cho thanh niên phải luôn được đổi mới để GTVHTT trở thành tài sản tinh thần quý giá và thể hiện trong đời sống hàng ngày của thế hệ trẻ. Điều đó xuất phát từ nhu cầu tiếp nối truyền thống, đồng
thời xuất phát từ chính bản thân thanh niên với những đặc tính riêng về tâm lý lứa tuổi cũng như vai trò, trách nhiệm xã hội của họ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, “Óc của những người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”. Để thanh niên có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, không lệch chuẩn, có đủ bản lĩnh đối mặt với các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội và muôn mặt của toàn cầu hóa, vấn đề cần quan tâm trước hết là công tác giáo dục và thực hành lối sống cho thanh niên. Mục đích của giáo dục lối sống cho thanh niên là nhằm thay đổi nhận thức, quan điểm sống, từ đó dẫn đến thực hành lối sống theo các chuẩn mực văn hóa. Giáo dục vốn là nền tảng cho sự truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người, để có sự phát triển bền vững về tinh thần và làm chủ được các hoạt động sống của chính họ. Thanh niên không có sẵn trong mình các giá trị văn hoá tốt đẹp ngay từ khi mới chào đời. Tất cả đều phải thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện và tự rèn luyện với nỗ lực không mệt mỏi từ các thế hệ đi trước, cộng đồng xã hội và của chính bản thân thanh niên. Để phát huy hơn nữa GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay, cần đảm bảo tính khoa học, nhân văn trong lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục GTVHTT cho thanh niên với các yêu cầu sau:
Một là, thống nhất hệ chuẩn giá trị của lối sống thanh niên theo hướng gắn kết truyền thống với hiện đại
Đưa truyền thống vào hiện đại và làm cho các giá trị truyền thống trở nên tương thích với điều kiện hoàn cảnh mới mà không mất đi bản sắc là yêu cầu tất yếu của sự phát triển văn hoá. Trước hết, cần nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về giá trị, chuẩn giá trị xã hội trong điều kiện hiện tại của đất nước để tìm mô thức lối sống thanh niên, trong đó, xem xét
cả các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, cả giá trị nội sinh và giá trị ngoại nhập. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ chuẩn mực giá trị cho lối sống thanh niên, dựa trên nền gốc truyền thống, phù hợp với yêu cầu của thời đại, phù hợp với định hướng chính trị - văn hoá của hệ thống chính trị và với nhu cầu, lợi ích của thanh niên.
Nội dung giá trị văn hoá cần chuyển tải đến thanh niên trước hết phải là lòng yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội. Những giá trị cốt lõi như lòng nhân ái, tình đoàn kết, sự biết ơn, hoà hiếu khoan dung, cần kiệm, sáng tạo,… phải gắn với những nội dung giá trị mới như công bằng, trách nhiệm, dân chủ, kỷ luật, tôn trọng pháp luật,…Bản thân các GTVHTT cũng cần được hiện đại hoá theo hướng duy trì cốt lõi, bổ sung nội dung để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển. Làm mới các giá trị, không phải là xóa bỏ cái cũ, mà là điều chỉnh, bổ sung để các giá trị đó đứng vững và phát huy vai trò của nó trong điều kiện mới. Từng bước hiện đại hóa truyền thống, tiếp tục truyền thống trong giai đoạn phát triển mới, để các giá trị đó được bảo tồn và phát huy thông qua lối sống thanh niên, thúc đẩy sự phát triển lối sống thanh niên một cách vững chắc trên nền tảng truyền thống văn hoá dân tộc.
Kết hợp giữa nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt với nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn văn hoá cho thanh niên, giúp thanh niên hiểu biết và cảm nhận giá trị của cái đẹp, tính nhân văn sâu sắc của văn hoá truyền thống Việt Nam. Quan tâm giáo dục toàn diện cho thanh niên cả tri thức, kỹ năng, thể chất, tinh thần. Đức - trí - thể - mỹ là những nội dung giáo dục vẫn vẹn nguyên giá trị thực tiễn của nó. Từ đó, củng cố nhận thức đúng đắn, bồi dưỡng niềm tin của thanh niên theo các giá trị chân - thiện - mỹ, giúp thanh niên có tri thức và bản lĩnh để thực hiện lối sống văn hoá của mình. Không có tri thức đúng đắn, kỹ năng phù hợp, thanh niên không thể thấu hiểu truyền thống, lịch sử dân tộc. Không có phương pháp khoa học, thanh niên
không biết chắt lọc, lựa chọn giá trị truyền thống, không biết chuyển hoá các giá trị đó thành lối sống của mình. Do đó, phải kiên trì, bền bỉ, làm cho các giá trị văn hoá truyền thống đi vào lối sống thanh niên một cách tự nhiên, thông qua các hoạt động thực tiễn gắn với nhu cầu, sở thính, lợi ích chính đáng, hợp pháp, hợp đạo lý của họ.
Một vấn đề khó khăn trong phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay theo các chuẩn mực văn hoá là sự tồn tại của những tập quán, thói quen, lối sống cũ lạc hậu trong đời sống xã hội. Đây là trở ngại lớn cho sự phát triển đất nước nói chung, phát triển lối sống thanh niên Việt Nam nói riêng. Do đó, bên cạnh việc xây dựng hệ chuẩn giá trị cho lối sống thanh niên, cần nhận rõ những mặt trái của truyền thống trong lối sống: tâm lý gia trưởng, cục bộ địa phương, lối sống tự do tuỳ tiện, thiếu tính kỷ luật, tư duy “ăn xổi”, tâm lý sính bằng cấp, trọng hình thức, hư vinh, tâm lý bình quân, cào bằng, trông chờ, ỷ lại. Thực tế có một bộ phận thanh niên chạy theo các giá trị mới mà xem nhẹ các giá trị truyền thống. Nhưng cũng có một bộ phận lại chịu sự níu kéo, ràng buộc mạnh mẽ của những tập quán, thói quen lạc hậu, những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ví như “những kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng”. Việc lấy danh nghĩa truyền thống mà duy trì thói quen, tập quán lạc hậu cũ cũng nguy hiểm không kém việc sao chép, dập khuân giá trị mới mà đánh mất bản sắc, cội rễ của mình. Chính vì vậy, để phát huy hiệu quả vai trò của các GTVHTT, cần kiên quyết khắc phục những tiêu cực, lạc hậu trong lối sống cộng đồng và trong thanh niên.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các khuôn mẫu ứng xử như quy chế văn hóa nơi công cộng, di tích lịch sử - văn hoá, nhà trường, công sở, doanh nghiệp, công viên, bến tàu, xe, chợ,…cùng với tiêu chí gia đình văn hóa một cách cụ thể, phù hợp với từng lớp đối tượng, vùng miền và đặc điểm môi trường hoạt động. Đây là không gian mà trong đó, mọi thanh niên đều thể
hiện lối sống của mình và tập nhiễm những tác động của các nhân tố khác thông qua sự tương tác xã hội, mà trước hết, là các quy chuẩn của xã hội mà mọi thành viên phải tuân theo. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai thực hiện gần 20 năm, được cả hệ thống chính trị và người dân cả nước quan tâm, hưởng ứng và thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để phong trào đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ và bền vững tới thanh niên và lối sống thanh niên, vẫn cần xác định trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tiễn cuộc sống, tránh chung chung, chồng chéo. Ví dụ, vẫn trên nguyên tắc là ứng xử có văn hoá, nhưng việc thiết lập quy tắc ứng xử cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng, ở nơi cư trú không hoàn toàn giống với quy tắc ứng xử trong trường học hay công ty, xí nghiệp.
Cần có các tiêu chí cụ thể dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làng bản, thôn ấp, phù hợp với vùng miền, dân tộc, vừa có nét chung đảm bảo các GTVHTT cốt lõi, vừa có nét đặc thù của vùng, miền cũng như của mỗi đơn vị. Ở đâu cái đẹp, cái đúng được khẳng định, cái xấu, cái sai sẽ bị đẩy lùi. Khi giá trị văn hoá được tôn vinh, cái phản văn hoá không còn cơ hội tồn tại. Những tấm gương sáng trong sản xuất, kinh doanh, trong đời sống, trong đạo đức lối sống của cộng đồng cần được nhân diện để tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Các giá trị văn hoá truyền thống, thông qua các khuôn mẫu ứng xử cũng như các tấm gương sống mà thẩm thấu, tác động, thúc đẩy lối sống thanh niên thực hành lối sống theo các chuẩn mực đó.
Hai là, đa dạng hoá cách thức tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho phù hợp với đặc điểm của thanh niên
Tuyên truyền, giáo dục là phương thức cơ bản để phát huy GTVHTT trong phát triển lối sống thanh niên. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, các giá trị văn hoá sẽ được thanh niên nhận thức một cách đúng đắn, từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với truyền thống và với yêu cầu
của xã hội hiện đại. Giáo dục GTVHTT là cầu nối gắn kết thanh niên với quá khứ, với lịch sử dân tộc, tạo cơ sở và động lực cho sự trưởng thành, phát triển của nhân cách, lối sống thanh niên cũng như giúp thanh niên có khả năng miễn dịch với những phản giá trị, phản văn hoá đang hiện diện trong đời sống xã hội. Để GTVHTT phát huy được vai trò to lớn đối với sự phát triển lối sống thanh niên một cách hiệu quả, cần đa dạng hoá nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, cũng như tính đến đặc thù tâm lý xã hội của thanh niên. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Về hình thức, giáo dục GTVHTT cho thanh niên cần có những hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu, sở thích, thị hiếu của giới trẻ cũng như điều kiện vật chất hiện có. Đối với thanh niên và lối sống thanh niên, các phong trào thực tiễn có tính truyền thống, các phong tục, tập quán tốt đẹp, các lễ hội truyền thống trong đó thanh niên là một chủ thể thực hiện là hình thức giáo dục mang lại sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức của thanh niên, từ đó củng cố lối sống thanh niên cả mặt tư tưởng và thực tiễn. Tiếng nói của người trẻ về truyền thống có sức lan toả và hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng và với chính thanh niên, vì vậy cần tạo điều kiện để thanh niên trực tiếp tham gia và thực hiện quá trình kết nối truyền thống và hiện đại, khi đó, thanh niên sẽ định hình ý thức tự chịu trách nhiệm, tự định hướng và làm chủ hành động của mình theo giá trị văn hoá.
Tiếp tục duy trì và nhân rộng các hoạt động gắn liền với truyền thống như Về nguồn, Địa chỉ đỏ, Đền ơn đáp nghĩa,…Các hoạt động ngoại khoá trong trường học như tham quan di tích lịch sử, văn hoá, các viện bảo tàng,… phải trở thành hoạt động thường xuyên, là yêu cầu có tính bắt buộc đối với học sinh, sinh viên. Cần có các chuyên đề văn hoá truyền thống gắn với nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo một cách đa dạng, linh hoạt. Tuyên truyền, giáo dục các GTVHTT thông qua các hoạt động thực tế không chỉ
dừng ở hình thức, có tính phong trào mà phải gắn với những nội dung cụ thể, để không chỉ nâng cao nhận thức của tuổi trẻ về GTVHTT dân tộc, mà còn từng bước giúp thanh niên nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nhân lên cái đẹp, loại trừ cái xấu, từ đó củng cố ý thức, tinh thần trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và với chính bản thân thanh niên.
Các câu lạc bộ văn hoá, các diễn đàn văn hoá của thanh niên cần duy trì hoạt động một cách hiệu quả, với các chủ đề về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm lý của giới trẻ, định hướng nội dung và cách thức ứng xử của thanh niên với GTVHTT dân tộc. Hơn thế, các diễn đàn đó còn là nơi giúp thanh niên chia sẻ kỹ năng trong việc tiếp nhận, xử lý, chuyển hoá các GTVHTT cũng như các giá trị văn hoá đương đại thành quan điểm, lẽ sống, niềm tin cũng như cách thức hành động của mình. Từ các diễn đàn đó, những câu chuyện về lịch sử, về tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với con người, về ý chí và nghị lực, về nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp,…sẽ lan toả tới nhận thức, hình thành tình cảm, niềm tin, tạo dựng ý chí để thanh niên có lối sống phong phú, đa dạng về cả nội dung và hình thức biểu hiện. Cần tận dụng thế mạnh của công nghệ, truyền thông hiện đại làm công cụ tuyên truyền các giá trị văn hoá tốt đẹp, định hướng thái độ, hành vi của tuổi trẻ cũng như chống lại các biểu hiện phản nhân văn, phi truyền thống hay các hoạt động thù địch văn hoá.
Tổ chức các phong trào thi đua gắn với các ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc, với các chủ đề cụ thể như yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, nhân ái,…phù hợp với yêu cầu của mỗi tiểu cộng đồng thanh niên: học sinh, sinh viên, công nhân, hay công chức, viên chức. Với mỗi chủ đề, mỗi tiểu cộng đồng, nội dung GTVHTT tốt đẹp của dân tộc phải được cụ thể hoá thành các tiêu chí, yêu cầu, các mô hình lối sống cụ thể. Mỗi thanh niên đều mang trong mình tình yêu quê hương đất nước, nhưng tình yêu đó được thể hiện khác nhau, trong học tập, nghiên cứu khoa học, hay trong sản xuất kinh doanh, trong lao động hay sinh
hoạt, ứng xử, giao tiếp hàng ngày. Do đó, gắn với mỗi nhóm thanh niên, với vùng, miền và lĩnh vực hoạt động, hình thức tuyên truyền, định hướng, giáo dục GTVHTT cũng phải có sự linh hoạt, phù hợp. Về phạm vi tuyên truyền giáo dục, cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc, làm cho mọi không gian trong đó thanh niên thực hành lối sống phải thấm các giá trị văn hoá truyền thống.
Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở cả bề rộng, chiều sâu và tầm cao. Để thực sự hình thành nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp ở thanh niên hiện nay, cần có những cách làm mạnh mẽ, quyết liệt, thiết thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy, giáo dục GTVHTT cho thế hệ trẻ, không chỉ bằng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà còn bằng chính nhân cách, đạo đức, lối sống của chính những nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, các cán bộ, đảng viên cũng như mọi thành viên trong cộng đồng. Những “tấm gương sống” đó là minh chứng thuyết phục cho hiệu quả của cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác, và cũng là tạo hiệu ứng xã hội, tạo động lực tinh thần để tuổi trẻ rèn