Tình hình tuyên truyền, giáo dục và tiếp nhận giá trị văn hoá truyền thống ở thanh niên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 93 - 104)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

2.1.4. Tình hình tuyên truyền, giáo dục và tiếp nhận giá trị văn hoá truyền thống ở thanh niên Việt Nam hiện nay

truyền thống ở thanh niên Việt Nam hiện nay

Cùng với xu thế đổi mới và hội nhập, tư tưởng, quan điểm của Đảng ta về vấn đề văn hoá, đạo đức, lối sống cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, nghị quyết BCHTƯ lần thứ 5, khoá VIII, với việc khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn hoá của thế hệ trẻ nói riêng. Các GTVHTT của dân tộc, qua các phong trào quần chúng mà lan toả sâu rộng, góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức, lối sống của cộng đồng cũng như thúc đẩy sự phát triển lối sống của thanh niên.

* Sự chủ động, tích cực của các chủ thể quản lý, giáo dục trong việc tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho thanh niên

Sự định hướng của Đảng là cơ sở để cả hệ thống chính trị, các chủ thể xã hội phát huy vai trò chủ động trong việc cụ thể hoá chủ trương thành chính sách, pháp luật, các phong trào hành động, các nội dung giáo dục sâu rộng, hướng đến thanh niên và lối sống thanh niên. Nghị quyết BCHTƯ lần thứ 7 (Khoá X), Chiến lược Thanh niên, Luật Thanh niên, và gần đây nhất là Chỉ thị số 42CT/TƯ (ngày 24/3/2015) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030” v.v...là

những văn kiện quan trọng, cho thấy sự quan tâm của Đảng và cả hệ thống chính trị trong việc định hướng, phát triển thanh niên, trong đó có lối sống của họ. Nhờ đó, những nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, trên cơ sở một nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã từng bước đi vào cuộc sống của thanh niên.

Là thiết chế xã hội đặc thù của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam đã từng bước cụ thể hoá chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc định hướng phát triển thanh niên và lối sống của họ. Các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên đã chủ động triển khai công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, coi đây là một nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của công đoàn và phong trào thanh niên. Các nội dung GTVHTT được lồng ghép trong các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình hành động đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia, tạo hiệu quả kinh tế, văn hoá và hiệu ứng xã hội tích cực. Sự chủ động, tích cực của các tổ chức Đoàn, Hội của thanh niên đã tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện các phong trào thực tiễn một cách hiệu quả, đồng thời thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng trong việc tham gia giáo dục, phát triển đạo đức, nhân cách, lối sống thanh niên.

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vấn đề giáo dục truyền thống cũng nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể giáo dục. Các nội dung GTVHTT từng bước được chuyển tải trong giáo dục gia đình và nhà trường, gồm: Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; nhận thức và hành vi đúng đắn của công dân theo các chuẩn mực xã hội; phê phán các hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; giáo dục và rèn luyện các phẩm chất chính trị, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp, hiện đại; giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam; trách nhiệm của cá nhân trước

tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; ý thức công dân của xã hội hiện đại, sống và làm việc theo pháp luật. Những phẩm chất đạo đức, lối sống rất cơ bản được đề cập một cách toàn diện: trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, tự tin, tự chủ, kính trọng, biết ơn, yêu quý gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng mọi người và nội quy pháp luật, kiên trì, bảo vệ môi trường và chia sẻ với người khác, hợp tác, khoan dung, sống lành mạnh, gọn gàng, tiết kiệm, tình bạn, tình yêu trong sáng không vụ lợi, yêu lao động [9, tr. 18]. Môi trường giáo dục gia đình, nhà trường đã góp phần hình thành và củng cố nhận thức của thế hệ trẻ về những giá trị tốt đẹp, cao quý, hình thành ý thức thái độ đúng đắn, rèn luyện lối sống phù hợp với chuẩn mực giá trị của xã hội, không đi ngược lại với văn hoá dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề đáng quan tâm trong việc phát huy vai trò của các chủ thể xã hội nhằm chuyển hoá các GTVHTT đến thanh niên và lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay.

Một là, việc giáo dục nói chung và lối sống nói riêng ở nhiều gia đình bị buông lỏng, khiến cái phi đạo đức, phản giá trị, phản văn hoá có cơ hội ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển lối sống thanh niên. Đa số thanh niên được hỏi thừa nhận vai trò định hướng và điều tiết của GTVHTT thông qua môi trường giáo dục gia đình [Phụ lục 3.2], nhưng cũng cho rằng, định hướng phát triển lối sống thanh niên hiện nay chưa phù hợp [Phụ lục 3.4]. Trong gia đình, việc thiếu sự quan tâm, hoặc quan tâm thái quá đến sự phát triển của con em, cả thể chất lẫn tinh thần, phương pháp giáo dục thiếu tính khoa học khiến nhận thức và hành động của lớp trẻ trở nên nên lệch lạc, xa rời các chuẩn mực đạo đức, văn hoá cần thiết. Sự suy giảm chức năng giáo dục gia đình, trong đó có giáo dục các chuẩn mực đạo đức, lối sống và khuôn mẫu hành vi ứng xử trong gia đình và xã hội là nguyên nhân cơ bản khiến thanh niên thiếu nền tảng tri thức, văn hoá và kỹ năng cần thiết để hoà nhập xã hội, để có thể lựa chọn,

định hình giá trị cũng như khẳng định lối sống văn hoá của mình.

Hai là, sự quan tâm, phối hợp của các chủ thể giáo dục đối với thanh niên và lối sống thanh niên chưa thực sự thường xuyên, chưa đồng bộ, thống nhất [Phụ lục 3.4]. Nhiều gia đình chỉ chú trọng việc nuôi dưỡng mà buông lỏng việc giáo dục các em và đẩy trách nhiệm đó cho nhà trường. Trong khi đó, ở các trường học, nhất là bậc phổ thông, nhiều lúc, nhiều nơi mới chỉ chú trọng dạy chữ, xem nhẹ việc dạy người, đề cao giáo dục tri thức mà xem nhẹ giáo dục kỹ năng, quan tâm đến bảng kết quả học tập hơn là tâm tư tình cảm, cách nghĩ, cách làm của các em, chú trọng các giá trị mới, hiện đại mà chưa làm tốt công việc định hướng, giáo dục các giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc. Hiện tượng thiếu gương mẫu, vi phạm đạo đức nghề nghiệp có biểu hiện gia tăng. Đặc biệt, chỉ một vài vụ việc tiêu cực, phản văn hoá trong nhà trường, nhưng qua hiệu ứng truyền thông mà lan truyền nhanh chóng, cũng đồng thời làm lây lan tâm lý nghi ngờ, mất lòng tin của thế hệ trẻ vào những điều tốt đẹp, thiêng liêng.

Sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự chặt chẽ, chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu chỉ tập trung cho những đợt vận động, tuyên truyền có tính phong trào. Việc xây dựng các mô hình điểm, có tính điển hình thì tốt nhưng khi nhân rộng ở nhiều cơ sở lại thiếu sự quyết tâm, thiếu kiên trì, thiếu đồng bộ nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhiều nơi coi nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục GTVHTT cho thế hệ trẻ là chức năng của cơ quan văn hoá. Trong cộng đồng xã hội, các thành viên thường thờ ơ trước những hành vi sai lệch, ứng xử thiếu văn hoá của thanh niên, có biểu hiện né tránh, e ngại. Sự phản ứng tiêu cực của cộng đồng là một trong những nguyên nhân khiến những biểu hiện lệch lạc trong lối sống thanh niên có cơ hội tiếp diễn.

Ba là, việc thể chế hoá đường lối quan điểm của Đảng thành cơ chế, chính sách và luật pháp còn chậm và thiếu một cơ chế kiểm soát xã hội hiệu quả. Việc đảm bảo song song cả hai mặt cả pháp luật và đạo đức xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội theo tinh thần thượng

tôn pháp luật cũng như bảo vệ, làm lan toả các giá trị nhân văn trong đời sống cộng đồng và trong lối sống thanh niên. Tuy nhiên, công tác xây dựng, quản lý, thực thi pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Những yếu kém, bất cập trong quản lý điều hành là kẽ hở nảy sinh tiêu cực, là cơ hội để những mặt hạn chế của truyền thống, những tập quán, thói quen lạc hậu có điều kiện phục hồi, làm cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển lành mạnh của lối sống nói chung và lối sống thanh niên nói riêng. Hệ thống luật pháp đang trong quá trình hoàn thiện, có yếu tố thiếu đồng bộ, chế tài chưa đủ mạnh đã khiến những biểu hiện phản văn hoá, đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc vẫn còn tồn tại trong bộ phận không nhỏ thanh niên.

Các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên vẫn bộc lộ sự lúng túng, thiếu đồng bộ trong việc xác định nội dung và cách thức chuyển hoá các GTVHTT đến thanh niên, trong việc định hướng giá trị cho lối sống đó cũng như cách thức khai thác sức mạnh của GTVHTT và chuyển hoá nó trong các hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt hay giao tiếp của thanh niên [Phụ lục 3.4]. Sự chỉ đạo của các tổ chức chính trị - xã hội bị hành chính hoá, trong khi thực tiễn lối sống thanh niên lại sinh động, đa dạng mà nếu không chủ động, sáng tạo, khó có thể điều chỉnh thái độ, hành động của thanh niên theo các chuẩn mực văn hoá một cách thường xuyên và kịp thời. Các GTVHTT chưa trở thành các chuẩn tắc phổ biến trong môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập hay giao tiếp hàng ngày, và vì thế, vai trò của các giá trị đó trong việc thúc đẩy sự phát triển lối sống thanh niên trên nền tảng văn hoá truyền thống chưa được khai thác và phát huy hiệu quả.

Bốn là, hệ thống thông tin đại chúng, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, các thiết chế văn hoá – xã hội chưa phát huy hết sức mạnh trong việc tuyên truyền, định hướng giá trị cho thanh niên. Do chạy theo lợi nhuận, nhiều tờ báo, trang mạng chưa chú ý đến việc khai thác, phổ biến, lan toả các GTVHTT mà chạy theo thị hiếu tầm thường, tuyên tuyền, cổ vũ cho lối sống cá nhân vị

kỷ, hưởng thụ, hư vinh, thiếu lành mạnh. Không hiếm những trang mạng thường xuyên cập nhật các thông tin có tính giật gân, câu khách như bạo lực, tội phạm, lối sống hưởng thụ, hành vi thiếu văn hoá, phản giá trị, cổ suý và làm lây lan các giá trị ảo. Trong điều kiện công nghệ truyền thông hiện đại, những thông tin đó đã lan truyền nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến lớp trẻ, ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức, hành vi cá nhân của họ. Nhiều sản phẩm nghệ thuật sa vào tiểu tiết có tính vụn vặt, cá nhân mà thiếu những tác phẩm mang tầm thời đại, thể hiện khát vọng và lẽ sống của thanh niên Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Các thế lực thù địch lợi dụng truyền thông để bôi nhọ, lôi kéo, kích động thanh niên vào lối sống sa đoạ, hưởng thụ, xa rời truyền thống. Chính điều đó đã gây nhiều tác động tiêu cực, cản trở việc hấp thụ GTVHTT trong phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay [Phụ lục 3.4].

* Hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Các GTVHTT đã được chuyển tải đến thanh niên và lối sống thanh niên bằng nhiều hình thức khác nhau, nổi bật là các phong trào thực tiễn sâu rộng do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam phát động. Các cuộc vận động lớn như: Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập, Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Thanh niên vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc, Thanh niên sống đẹp, sống có ích, Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bốn đồng hành cùng thanh niên trong lập thân lập nghiệp; Thanh niên vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; Thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng; Thanh niên với văn hóa giao thông; Thanh niên làm theo lời Bác – sống đẹp vì cộng đồng,v.v...được cụ thể hoá thành nhiều phong trào thực tiễn đa dạng ở mỗi địa phương, đơn vị, trường học, cơ quan, xí nghiệp, gắn với các tầng lớp và đối tượng thanh niên. Các cuộc thi trí tuệ, nghiên cứu khoa học, tuổi trẻ sáng tạo,...thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Nhiều sản phẩm khoa học được

nghiên cứu, ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực. Các phong trào và các cuộc vận động đã khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong thanh niên, tạo môi trường học tập, lao động, rèn luyện để thanh niên tiếp nhận và lựa chọn lối sống có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng. Qua đó, thanh niên được cống hiến, trưởng thành, từng bước khẳng định mình như một nhân cách văn hóa.

Trong nhà trường, các nội dung giá trị văn hoá truyền thống được lồng ghép trong các môn Giáo dục công dân, Lý luận chính trị, các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, đạo đức, quốc phòng - an ninh, cũng như các hoạt động ngoại khoá như Về nguồn, Địa chỉ đỏ, các hoạt động văn hoá, văn nghệ với các nội dung đậm chất truyền thống. Các cuộc vận động Học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Sinh viên 5 tốt, Vì Trường Sa v.v…với sự chủ động của Nhà trường, của Đoàn, Hội đã hướng nhận thức và hành động của tuổi trẻ vào những hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn [9, tr. 19].

Trong cộng đồng xã hội, việc tuyên truyền, giáo dục các GTVHTT tốt đẹp của dân tộc được thực hiện thông qua các hoạt động lớn như các Lễ kỷ niệm ngày truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc, các chương trình truyền hình như Theo dòng lịch sử, Danh nhân đất Việt,... chuyên mục truyền hình Việc tử tế, Câu chuyện cuộc sống,... đều hướng đến việc chuyển tải các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đến cộng đồng và đến thanh niên. Điển hình như dự án truyền thông “Tôi xê dịch” được các bạn trẻ tại một số trường Đại học ở Hà Nội lập nên với mong muốn đưa văn hoá truyền thống dân tộc đến gần hơn với những người trẻ. Dự án đã thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia, tạo một cầu nối giữa các thế hệ, đánh thức lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, qua đó kêu gọi tuổi trẻ bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư đã tạo ra một không gian, môi

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 93 - 104)